Đăng Ký Thành Lập Công Ty Online

Đăng Ký Thành Lập Công Ty Online

Dưới đây là quy trình từng bước để đăng ký doanh nghiệp trực tuyến tại Việt Nam, từ việc truy cập trang dangkykinhdoanh.vn, nhập thông tin chi tiết về doanh nghiệp, đến việc nộp hồ sơ và thanh toán.

Tư vấn dịch vụ đăng ký thành lập công ty AZTAX

Chào mừng bạn đến với AZTAX – điểm đến lý tưởng cho những ai đang có ý định khởi nghiệp hoặc mở rộng doanh nghiệp tại Việt Nam! AZTAX không chỉ là một công ty dịch vụ thông thường, mà chúng tôi là đối tác tin cậy, luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn trên hành trình kinh doanh.

Với hàng năm kinh nghiệm trong ngành, AZTAX tự tin đem đến cho bạn những giải pháp tối ưu nhất cho việc thành lập công ty. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi không chỉ sở hữu kiến thức sâu rộng về quy trình pháp lý, mà còn có hiểu biết rõ ràng về môi trường kinh doanh địa phương, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và chiến lược.

AZTAX cam kết mang đến cho khách hàng không chỉ là dịch vụ, mà là một trải nghiệm toàn diện và cá nhân hóa. Chúng tôi hiểu rằng mỗi doanh nghiệp là một câu chuyện riêng, với những mục tiêu và yêu cầu đặc biệt. Vì vậy, chúng tôi luôn lắng nghe và tùy chỉnh dịch vụ của mình để đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng khách hàng. Bên cạnh đó, AZTAX còn cung cấp các dịch vụ tư vấn chiến lược, giúp bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh, định hình hình ảnh thương hiệu và phát triển một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Chúng tôi không chỉ đồng hành cùng bạn trong quá trình thành lập công ty, mà còn hỗ trợ bạn vươn lên và phát triển bền vững trên thị trường. Hãy để AZTAX trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy trên con đường thành công của bạn. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn một cách tự tin và hiệu quả nhất!

Hy vọng với những hướng dẫn thủ tục thành lập công ty trên các bạn có thể hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về các vấn đề pháp lý cũng như cách thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về dịch vụ thành lập doanh nghiệp cũng như hỗ trợ làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Đừng quên theo dõi và đọc thêm nhiều bài viết hay, bổ ích khác tại AZTAX và liên hệ để tư vấn dịch vụ thành lập công ty nhé!

Các câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thành lập công ty

Thành lập công ty là quá trình mà cá nhân hoặc tổ chức quyết định tạo ra một tổ chức kinh tế mới và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Quá trình này giúp xác định tư cách pháp lý của công ty và đảm bảo rằng các hoạt động của doanh nghiệp đó được bảo vệ bởi pháp luật.

Như AZTAX đã đề cập, hiện nay nước Việt Nam chúng ta cho toàn bộ công dân đều có quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn sẽ có những đối tượng bị loại trừ như trong Khoản 2 – Điều 17 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

Điều mà bạn phải lưu ý ở khoản này là đối với các trường hợp chủ thể là cán bộ hay công chức, viên chức,.. có nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước và các trường hợp bị cấm khác được quy định trong các bộ luật như Luật Phá Sản, Luật Phòng chống tham nhũng sẽ không có quyền đăng ký thành lập và quản lý một doanh nghiệp nào cả.

Câu trả lời là còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp, công ty của bạn thực hiện. Lý do là bởi sẽ có một số loại hình kinh doanh, ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định.

Căn cứ theo Khoản 11 – Điều 6 – Luật Nhà Ở số 65/2014/QH13 rằng:

Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, pháp luật đã cấm các đơn vị doanh nghiệp, công ty sử dụng căn hộ chung cư là nơi đặt trụ sở. Không chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam mà thậm chí là các doanh nghiệp, công ty ở nước ngoài.

Thông thường sẽ có 4 loại thuế mặc định sau đây mà doanh nghiệp, công ty phải đóng:

Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì khi đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ phải cam kết đóng đúng thời hạn phần vốn điều lệ đã cam kết trước đó. Vốn điều lệ sẽ là tổng giá trị phần vốn của các thành viên cam kết góp, được quy định tại Khoản 1 – Điều 47 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14:

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

Cùng với việc pháp luật Việt Nam không yêu cầu mức tối thiểu của vốn điều lệ thì việc đăng ký thành lập công ty TNHH sẽ không cần phải chứng minh vốn.

Doanh nghiệp FDI hay còn được gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự khác biệt nằm ở việc doanh nghiệp FDI sẽ được đầu tư toàn bộ từ nhà đầu tư nước ngoài hoặc chỉ góp vốn một phần trên các dự án.

Tại Khoản 22 – Điều 17 – Luật Đầu Tư 2020 số 61/2020/QH14 đã nêu rằng:

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy cho dù tỷ lệ góp vốn là bao nhiêu phần trăm thì một doanh nghiệp, công ty chỉ cần có sự góp vốn từ nước ngoài thì sẽ thành một doanh nghiệp FDI.

Khi nào bạn nên xem xét việc thành lập công ty? Điều này chỉ nên xảy ra khi có các nhu cầu cụ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh như sau:

Người đăng ký doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính hoặc online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Xem thêm: Thành lập công ty ở nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin thành lập doanh nghiệp

Chuẩn bị các thông tin gồm: Loại hình doanh nghiệp, ngành nghề, tên, địa chỉ, người đại diện pháp luật, thông tin người góp vốn… Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình thủ tục thành lập công ty.

Không chỉ có mục đích soạn thảo hồ sơ thủ tục pháp lý doanh nghiệp nhằm đưa doanh nghiệp, công ty của bạn hợp thức hóa về mặt pháp luật, mà còn giúp định hình và nhìn lại tổng quan về doanh nghiệp, công ty. Các thông tin này bao gồm:

Bước đầu tiên trong quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ và lơn ở Việt Nam là chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Trách nhiệm của người chủ là phải hiểu và nắm rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp.

Mục đích là để có thể xác định và lựa chọn loại hình phù hợp nhất với định hướng phát triển của doanh nghiệp, công ty. Hiện nay ở Việt Nam, một số loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất là:

Theo quy định của Luật Đầu Tư 2020 số 61/2020/QH14 – Phụ Lục IV thì hiện nay chỉ có 227 ngành nghề có điều kiện để thành lập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý các ngành nghề bị cấm kinh doanh tại Điều 6 Luật Đầu Tư 2020 số 61/2020/QH14.Chủ doanh nghiệp cần đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ và vốn pháp định đối với một số ngành nghề, lĩnh vực đầu tư có điều kiện được nêu ở quy đinh trên. Ví dụ, công ty kinh doanh Bất động sản thì yêu cầu về vốn pháp định tối thiểu từ 20 tỷ đồng trở lên.

Tên doanh nghiệp, công ty là một vấn đề bắt buộc phải thực hiện trong thủ tục đăng ký thành lập công ty. Tên doanh nghiệp không chỉ tác động tới việc nhận diện trong giai đoạn khởi đầu mà còn đi xuyên suốt quá trình phát triển của tổ chức. Về mặt pháp luật, việc đặt tên doanh nghiệp, công ty cần tuân thủ theo quy định tại Điều 37, 38, 39, 41 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

Tên doanh nghiệp mới đăng ký chỉ cần không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tổ chức khác. Để tránh rủi ro này, chủ doanh nghiệp có thể truy cập vào Cổng Thông Tin Quốc Gia Về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp online tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn để kiểm tra tên của các doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó.

Xác định địa chỉ trụ sở công ty

Địa chỉ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh là một trong những thông tin quan trọng cần chuẩn bị trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, trụ sở doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp được xác định theo địa giới đơn vị hành chính trên lãnh thổ Việt Nam gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Đây là thông tin quan trọng bắt buộc phải có trong hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Xác định thành viên, cổ đông góp vốn

Doanh nghiệp cần xác định rõ số lượng thành viên, cổ đông góp vốn trực tiếp sở hữu doanh nghiệp, công ty khi thực hiện các bước thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó sẽ có một số tiêu chí cần phải làm rõ hơn, gồm:

Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định về việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm tương ứng với % tỷ lệ góp vốn của mỗi cá nhân. Và đương nhiên người có tỷ lệ % góp vốn cao nhất sẽ có quyền hạn và trách nhiệm cao hơn cả.

Như đã nói ở trên thì mức vốn điều lệ tại Việt Nam không quy định tối thiểu là bao nhiêu. Nhưng một khi doanh nghiệp, công ty đã đăng ký và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì trong vòng 90 ngày phải hoàn thành đủ số tiền cam kết.

Đã không ít doanh nghiệp, công ty đưa ra mức vốn điều lệ quá cao và không thể chi trả. Các tổ chức này không những bị bắt đăng ký và làm lại hồ sơ điều chỉnh mà còn bị đóng phạt từ 30.000.000 – 50.000.000 VND (theo Điểm a – Khoản 3 – Điều 46 – Nghị Định số 122/2021/NĐ-CP). Cụ thể:

Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;

Xác định người đại diện pháp luật

Trong thủ tục mở doanh nghiệp, công ty, chủ doanh nghiệp cần chọn người đại diện pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14. Người đại diện cho công ty phải thực hiện các nghĩa vụ và quyền có liên quan đến doanh nghiệp với tư cách là cá nhân giải quyết những thủ tục pháp lý trước cơ quan có thẩm quyền.

Người đại diện doanh nghiệp không nhất thiết phải là tổng giám đốc, có thể là giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc. Việc lựa chọn người đại diện cần được thống nhất ngay từ đầu để có sự phân chia rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý tượng ứng.

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp là gì?