Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km.
Bài thuyết minh cơ bản về thánh địa Mỹ Sơn!
Khi đưa một đoàn Khách tham quan thánh địa Mỹ Sơn. Ngoài bài thuyết minh trên xe khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc Champa. Cũng như giới thiệu đôi nét về văn hóa Champa.
Ở bài giới thiệu này, tôi sẽ đi sâu vào giới thiệu những chi tiết cơ bản nhất để du Khách hiểu rõ được giá trị của khu đền tháp Mỹ Sơn và vì sao UNESCO lại công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hóa của nhân loại.
Khi tham quan Mỹ Sơn chúng ta cần quan tâm thứ nhất đó là vật liệu xây dựng nên khu đền tháp Mỹ Sơn. Thứ hai là chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các tượng thờ ở Mỹ Sơn và thứ ba là chúng ta sẽ phân biệt được đâu là ngôi đền của di tích Chăm và đâu không phải là ngôi đền của di tích chăm.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được những mảng tường gạch vào cuối thế kỷ thứ 10 màu da vẫn còn rất mới và màu sắc vẫn giữ được màu của gạch nung mặc dù đã trải qua trên dưới 1000 năm. Ngược lại những mảng tường hoặc chân tường được kê và dán lại gần đây thì màu sắc đã chuyển sang màu đen. Không còn giữ được màu gạch hồng tự nhiên như những mảng tường của khu đền tháp chăm nguyên vẹn. Và điều đặc biệt khi quan sát là những mảng tưởng nguyên gốc không bao giờ có riêu mốc bám vào, còn những mảng tường nào đã có tác động của con người thời hiện dại thì riêu mốc sẽ phát triển. Mặc khác, khi chúng ta quan sát kỹ những giữa những lớp gạch của mảng tường nguyên gốc hiện vẫn thấy lớp vữa có độ dày mỏng khác nhau. Độ dày mỏng của lớp vửa này là do yêu cầu của kiến trúc xây dựng chứ không phải là làm theo cảm tính của các người thợ Chăm xưa. Điều đặc biệt về vật liệu gạch tiếp theo đó là tỷ trọng so sánh giữa những viên gạch mới hiện nay và viên gạch gốc của người Chăm có sức khác biệt. Nếu đem kg 2 viên gạch có cùng kích thước thì tỷ trọng viên gạch mới bao giờ cũng nặng hơn viên gạch cũ 1,3 đến 1,5 lần. Có nghĩa là nếu ta so sánh kg nặng của 1 viên gạch mới có cùng kích thước là 1,3kg thì viên gạch cũ chỉ nặng có 1kg. Loại vật liệu thứ hai phổ biến ở khu đền tháp Mỹ Sơn đó là đá Sa Thạch hay còn gọi là đá Cát Kết. Loại đá này có đặc tích khi những hạt cát bị nén chặc tạo thành đá Sa thạch, đặc điểm của loại đá này là nằm sâu ở đáy trầm tích bên dưới tầng đá xanh mà chúng ta có. Khoa học nói rằng loại đá sa thạch là loại đá mềm dễ chạm khắc. Tuy nhiên, khi tham quan Mỹ Sơn hiện nay chúng ta có thể thấy được những cột trụ mang phong cách kiến trúc Hy Lạp mặc dù nằm lăn lóc đã mấy trăm năm nhưng vẫn giữ được đường nét góc cạch sắc xảo như mới chạm khắc. Và khi tham quan Mỹ Sơn chúng ta sẽ tận mắt thấy được những tấm bia đá sa thạch được khắc chữ cổ mặc dù đã trải qua trên dưới 1000 năm nhưng vẫn còn rất rõ và đẹp chưa bị bào mòn theo thời gian như những bia đá mà chúng ta thường thấy. Giân gian có câu “trăm năm bia đá cũng mòn” điều đó có vẻ không đúng lắm với những tác phẩm điêu khắc ở khu đền tháp Mỹ Sơn.
Toàn bộ các khu đền trong quần thể Mỹ Sơn điều thờ một vật dụng duy nhất đó là bộ Liga – zoni không thờ cái gì khác cả. Cho nên chúng ta thống nhất với nhau rằng Liga-zoni là tượng thờ của người Chăm. Và nếu Mỹ Sơn là một ngôi chùa thì hiển nhiên Linga-zoni là tượng phật và nếu Mỹ Sơn là 1 nhà thờ thì Linga-zoni sẽ là tượng chúa. Chúng ta nói điều này để hiểu rằng nếu chúng ta tôn trọng phật chúa bao nhiêu thì chúng ta phải tôn trọng bộ linga-zoni của người Chăm đúng như vậy. Trong quá trình làm lễ ở các khu đền thờ, giáo sỹ sẽ đổ nước từ trên đỉnh của Linga sau đó nước sẽ chảy xuống Zoni và được hứng mang phân phát cho các tín đồ và dân chúng đang ở ngoài khu đền. Đặc điểm của đền thờ Cham là hẹp nhỏ và tối. Điều đó nói lên rằng đền thờ của người Chăm không dành cho tất cả dân chúng, không phải ai cũng được vào trong đền thờ làm lễ. Đạo Balamon quy định chỉ có những giáo sỹ Balamon và Vua mới được vào hành lễ, còn các bậc đẳng xã hội khác kể cả hoàng thân quốc thích cũng không được vào. Điều đó cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa đạo Balomon giáo và phật giao Đại thừa. Liga-zoni của Mỹ Sơn là sự kết hợp giữa vua và thần Siva. Vua là người dâng những ngôi đền cho thần Siva. Nhưng khi Linga kết hợp với Zoni sẽ cho ta một nguyên lý đó là nguyên lý phát triển của người làm lúa nước nó thể hiện triết lý phồn thực. Lúc đó chúng ta hiểu Linga là phần đực, Zoni là phần cái. Người Hindu giáo thờ Linga và Zoni là hai lực lượng lớn nhất của tự nhiên là cội nguồn cho tất cả những cuộc sinh sản trong tự nhiên bao gồm con người và cây cỏ. Về mặt kỹ thuật làm ra Linga và Zoni, hiện nay chúng ta thấy kỹ thuật của người Chăm đã biết làm vật liệu lớp bao mặt ngoài mỏng và mịn, lớp trong vật liệu thường thô và đã có sự tính toán đàn hồi giữa hai lớp vật liệu sao cho sự co giãn không làm bong tróc lớp mặt ngoài do ảnh hưởng của thời tiết. Ngày nay chúng ta vẫn còn thấy những bộ Linga-zoni còn nguyên mặt ngoài rất lán min. một số bộ Linga-zoni chỉ bóc tróc là do tác động của bom đạn thời chiến tranh.
Có thể nói rằng, hầu như tất cả các đền thờ tại khu Mỹ Sơn điều có mặt hướng về hướng đông. Một hệ thống đền thờ của người chăm gồm có 3 công trình nằm trên một trục thẳng từ đông sang tây. Đầu tiên đó là khu nhà tĩnh tâm. Các giáo sỹ đạo Balamon muốn vào hành lễ ở đền thờ trước hết phải vào nhà để tĩnh tâm tiếng cổ gọi là Mandapa. Sau khi tĩnh tâm được người ta mới qua một cái cổng cũng làm bằng gạch rồi đến sân chờ trước đền thờ. Giáo sỹ Balamon sẽ lấy nước ở ngôi tháp bên cạnh và vào đền thờ làm lễ đổ lên linga sau đó hứng nước chảy xuống Zoni và mang ra phân phát cho mọi người đang đứng chờ phía bên ngoài đền thờ. Đó là nghi thức hành lễ, còn triết lý thì nói cho chúng ta những điều đơn giản hơn đó là con người được sinh ra từ phía đông tức là bình minh, quá trình sẽ đi dần về phía tây tức là đi về phía ngôi đền. Phia tây biểu tượng cho cái chết, cuối đời chúng ta đi dần về phía tây tức là chúng ta đi về với thần linh. Do vậy chúng ta đến đây sẽ thống nhất với nhau được rằng tất cả các công trình nào ở Mỹ Sơn có mặt hướng về hướng tây và tối đó là đền thờ, Còn các công trình tháp nào chỉ có chức năng như là nhà tĩnh tâm hoặc các khu tháp làm chức năng lưu trữ lễ vật dâng cho thần linh thì thường có cửa và sáng hơn. Về mặt kiến trúc của đền thờ Chăm. Chỗ mỏng nhất nằm ở chân tháp có độ dày khoảng 0,6m và chỗ dày nhất là đỉnh tháp có độ dày vào khoảng 3 m. Điều đó chứng tỏ rằng kỹ thuật xây dựng của người Chăm đi ngược lại với triết lý kiến trúc hiện đại. Người Chăm xây dựng phần dưới mỏng trên dày, kiến trúc hiện đại thì dưới dày và trên mỏng.
P/s: Bài viết này là nét khái quát dễ nắm bắt vấn đề nhất cho những bạn hướng dẫn có được bài giới thiệu đơn giản và dễ hiểu cho du khách khi tham quan Mỹ Sơn. Trong quá trình giới thiếu, người hướng dẫn phải biết kết hợp chỉ cho khách thấy tận mắt những giá trị cơ bản nhất vì sao Mỹ Sơn được công nhận là di sản văn hóa của thế giới. và Mỹ Sơn có sự khác biệt như thế nào so với các công trình kiến trúc vỹ đại khác như Angko, Watphu…
Tác giả: Trương Công Tính – APT Travel Hội An