Sản xuất công nghiệp là gì? giá trị sản xuất công nghiệp và cách tính giá trị sản xuất trong công nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp của một doanh nghiệp làm ra trong một thời kì nhất định, có thể tính theo quý theo năn.
Phương pháp tính giá trị sản xuất công nghiệp:
Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp được ký hiệu là GO và được tính theo công thức như sau:
GO: Yếu tố 1 + Yếu tố 2 + Yếu tố 3 + Yếu tố 4+ Yếu tố 5.
Yếu tố 1: giá trị thành phẩm bao gồm:
Yếu tố 2: giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài
Yếu tố 3: giá trị phụ phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi được
Yếu tố 4: giá trị hoạt động cho thuê tài sản, máy móc chỉ phát sinh khi máy móc doanh nghiệp không sử dụng đến mà cho đơn vị bên ngoài thuê
Yếu tố 5: giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của bán thành phẩm và sản phẩm dở dang chiếm tỷ trọng không đáng kể và việc tính toán có phần khá phức tạp
Các chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NÐ-CP ngày 5/8/2018 của Chính phủ đã góp phần quan trọng thúc đẩy ngành nông nghiệp nhiều địa phương phát triển. Việc tham gia mô hình liên kết đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các bên tham gia.
Thực tế cũng cho thấy, việc liên kết tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, được người tiêu dùng lựa chọn và tạo thêm việc làm cho người lao động. Cùng với đó, các kỹ thuật khoa học tiên tiến cũng được áp dụng vào thực tế sản xuất giúp hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường…
Sự liên kết giữa Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mỹ Quới với Công ty TNHH một thành viên Phước Lộc Thiên Hộ tại xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè được xem là mô hình tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang. Hai bên liên kết sản xuất từ 200 đến 300 ha lúa mỗi năm với giống lúa ST24, Nàng hoa 9 và được canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ. Hiện, hai sản phẩm gạo ST24 và Nàng hoa 9 của hai đơn vị này liên kết sản xuất đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Hợp tác xã thành lập năm 1999 với 88 thành viên, đến nay đã thu hút hơn 890 thành viên tham gia. Thành viên được ưu đãi về giá vật tư “đầu vào”, hợp tác xã bao tiêu sản lượng lúa với giá cao hơn thương lái bên ngoài từ 50 đến 200 đồng/kg. Hợp tác xã cung ứng trước phân bón cho thành viên trong mỗi vụ canh tác và sẽ thu hồi lại chi phí sau khi thu hoạch. Hợp tác xã còn tạo việc làm cho 10-30 lao động thời vụ. Hiện, thu nhập bình quân của mỗi thành viên và người lao động khoảng 7,6 triệu đồng/tháng.
Phạm Văn Ngọc, Phó Giám đốc Hợp tác xã Mỹ Quới
Hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp, lựa chọn các sản phẩm phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học đạt hiệu quả cho cây trồng để cung ứng cho các thành viên với giá ưu đãi. Hợp tác xã đại diện thành viên ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ lúa với Công ty Phước Lộc Thiên Hộ với tổng diện tích 760 ha/năm, sản lượng 4.560 tấn… Thực tế, hợp tác xã đã hỗ trợ nông dân yên tâm về “đầu vào”, “đầu ra” của nông sản và giúp cho doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định, gắn sản xuất với thị trường.
Tại Bến Tre, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Công Bằng Hưng Lễ (xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm) đã liên kết với tổ chức FLO (tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận thành lập tại Hà Lan năm 1998) trồng dừa đạt tiêu chuẩn Fairtrade (thương mại công bằng) với giá cao. Giám đốc Hợp tác xã Công Bằng Hưng Lễ, Nguyễn Văn Chúc cho biết, hợp tác xã thành lập năm 2018 với 36 thành viên.
Từ năm 2020, hợp tác xã liên kết với tổ chức FLO để trồng dừa đạt chuẩn Fairtrade với mã số được cấp là FLO 42721. Hiện, hợp tác xã có 804 thành viên tham gia với diện tích 616 ha. Trong đó, 519 thành viên với hơn 436 ha dừa đạt chuẩn Fairtrade, số còn lại trồng dừa đạt chuẩn hữu cơ.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Trôm Nguyễn Vũ Phong cho biết, đây là mô hình đầu tiên của tỉnh Bến Tre liên kết với tổ chức FLO. Chuỗi giá trị cây dừa được xây dựng rất chặt chẽ, có sự liên kết với công ty chuyên chế biến dừa. “Ðầu vào” là phân bón hữu cơ được ký hợp đồng cung ứng cho nông dân với giá rẻ, “đầu ra” sản phẩm dừa đạt chất lượng theo chuẩn Fairtrade nên được thu mua giá cao. Lợi nhuận được trích lại để giúp đỡ những người yếu thế tại địa phương.
Cũng như nhiều nông dân khác, anh Nguyễn Văn Tứng ở xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp phấn khởi cho biết, vụ thu đông năm nay lúa ít bị sâu bệnh; một héc-ta lúa của gia đình anh trồng tại ô 14 của Hợp tác xã số 1, xã Ba Sao tiếp tục được công ty bao tiêu “đầu ra” thông qua hợp đồng liên kết tiêu thụ. “Kể từ khi trở thành thành viên hợp tác xã, gia đình mình rất yên tâm. Việc mua bán lúa được liên kết với doanh nghiệp, không còn lo cảnh “cò”, thương lái ép giá, xin giá”, anh Nguyễn Văn Tứng cho biết thêm.
Hợp tác xã số 1 có 112 thành viên với diện tích lúa vụ thu đông này khoảng 260 ha. Hợp tác xã hiện có ba dịch vụ chính và việc liên kết, tiêu thụ nông sản luôn được hợp tác xã quan tâm đặc biệt. Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã số 1 Nguyễn Văn Ðúng cho biết, mỗi năm ba vụ lúa, hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh khoảng 700 ha. Việc liên kết thuận lợi, mang lại lợi ích cho các thành viên hợp tác xã. Mỗi khi thu hoạch, các xã viên đều rất an tâm vì nếu giá lúa thị trường có giảm thì doanh nghiệp vẫn giữ đúng giá đã ký kết từ đầu vụ.
Các hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh đã từng bước chủ động mở rộng thêm dịch vụ để phục vụ thành viên; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, vận động thành viên tham gia để liên kết với các doanh nghiệp nhằm cung cấp vật tư nông nghiệp “đầu vào” và tiêu thụ sản phẩm “đầu ra” cho thành viên, nông dân…
Lê Quang Cường, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ðồng Tháp
Tìm giải pháp cho liên kết bền vững
Hằng năm, Công ty TNHH thương mại HK hợp đồng với các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cung cấp phân bón và bao tiêu sản phẩm cho hơn 1.000 ha gạo cao cấp VD20, ST25. Các hợp đồng liên kết này được thực hiện chặt chẽ. Giá thu mua sản phẩm lúa, gạo cho nông dân cao hơn giá thị trường.
Giám đốc Công ty HK Châu Minh Hải cho biết: Có năm, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng thu mua lúa, gạo của nông dân thông qua hợp tác xã với giá cao hơn thị trường 100-200 đồng/kg. Khi bắt đầu vào vụ thu hoạch, doanh nghiệp cũng đã ký kết sản lượng với đối tác.
Tuy nhiên, khi thấy thương lái bên ngoài vào mua cao hơn giá của doanh nghiệp và hợp tác xã đã ký kết, nhiều nông dân đã bán thóc cho thương lái, doanh nghiệp buộc phải bỏ hợp đồng đã ký kết với hợp tác xã. Khi doanh nghiệp không thu mua nữa thì thương lái “kéo” giá mua thấp hơn giá doanh nghiệp và hợp tác xã hợp đồng trước đây. Lúc này, nhiều nông dân lại yêu cầu doanh nghiệp phải quay trở lại thu mua (!?).
Thời gian qua, Hợp tác xã nông nghiệp Tân Phú (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) gặp rất nhiều khó khăn trong thu gom, bao tiêu nông sản cho bà con. Hợp tác xã có 253 thành viên, góp vốn với số tiền hơn 500 triệu đồng. Trong năm 2022, hợp tác xã đã được hỗ trợ mô hình tập huấn và hướng dẫn nông dân sản xuất sầu riêng theo hướng VietGAP với diện tích 64,2 ha.
Hiện, hợp tác xã được cấp mã số vùng trồng gần 13 ha sầu riêng và khoảng 30 ha chôm chôm. Tuy nhiên, diện tích chưa được cấp mã số vùng trồng còn gần 300 ha, cho nên việc bao tiêu, thu gom nông sản cho bà con gặp nhiều khó khăn do phải bán cho thương lái.
Hộ ông Cao Minh Tuấn, thành viên hợp tác xã thu hoạch ba tấn sầu riêng được thương lái hứa mua với giá 115.000 đồng/kg. Khi đến ngày thu hoạch, thương lái chỉ thu mua với giá 100.000 đồng/kg khiến gia đình ông Tuấn mất 45 triệu đồng.
Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tân Phú Nguyễn Thị Thinh cho biết thêm, vụ sầu riêng vừa rồi bà con bị thất thu rất lớn do thương lái “bẻ kèo”, hạ giá thu mua sầu riêng của bà con trong hợp tác xã. Ban đầu báo sản lượng, thương lái cam kết mua với giá từ 115.000 đến 122.000 đồng/kg, tới ngày thu hoạch, thương lái chỉ mua với giá từ 100.000 đến 107.000 đồng/kg nên mỗi hộ thất thu vài chục triệu đồng. Hiện, hợp tác xã chưa thể bao tiêu hết sản lượng sầu riêng, chôm chôm cho bà con mà chỉ giới thiệu thương lái, doanh nghiệp cho bà con tự bán nên “đầu ra” chưa ổn định…
Thực tế tại một số địa phương cho thấy, tỷ lệ diện tích, hợp tác xã tham gia liên kết theo chuỗi ngành hàng còn ít so với tổng diện tích sản xuất và số hợp tác xã đã thành lập. Các hợp tác xã tham gia liên kết chỉ theo mùa vụ, chưa gắn kết lâu dài. Ða số nông sản tiêu thụ dưới dạng tươi, chưa qua phân loại, chế biến và việc tiêu thụ chủ yếu thông qua thương lái.
Việc liên kết giữa hợp tác xã và doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị trong thời gian qua vẫn còn nhiều “nút thắt” cần tháo gỡ. Một số mối liên kết dễ bị phá vỡ do hợp đồng giữa doanh nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp với nông dân chưa chặt chẽ.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Huỳnh Quang Ðức cho biết, thời gian qua, sự liên kết giữa hợp tác xã và doanh nghiệp còn không ít vướng mắc trong hợp đồng bao tiêu, thu mua nông sản. Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo Sở Tư pháp tỉnh hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng hợp đồng chặt chẽ khi ký kết với doanh nghiệp để bảo đảm tính pháp lý rõ ràng, minh bạch trong liên kết cùng phát triển lâu dài…
B. đồng bằng ven biển miền Trung.