Học Kanji N3 Theo Bộ

Học Kanji N3 Theo Bộ

If you see this message, please follow these instructions:

PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI BẰNG CÁCH HỌC KANJI THEO BỘ THỦ

Cách học kanji theo bộ thủ được xem là phương pháp học kanji hiệu quả và cũng phổ biến. Vậy bạn có biết bộ thủ trong kanji là gì không? – Bộ thủ là 1 cách phân loại kí tự cho việc tìm kiếm, 1 bộ thủ là 1 phần của chữ kanji. Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể nhé:

3 chữ kanji này đều liên quan tới nước như汁(soup), 汚(bẩn), 泳(bơi lội), tất cả đều có thành phần 3 nét giống nhau ở bên trái, 3 nét này được gọi là bộ thủ, bộ này tên là bộ thủy(nước).

Có tổng cộng 214 bộ trong Kanji, các bạn nên phân định thời gian để học từ những bộ cơ bản trước sau đó đến phức tạp sau. Bộ thủ được xem là trợ thủ đắc lực để học Kanji hiệu quả. Vì sao lại nói như  vậy? Vì nếu nắm chắc bộ thủ bạn có thể dựa trên bộ thủ để tra cứu Kanji rất dễ dàng. Ví dụ, bạn muốn tra chữ Hán có bộ thủy trong từ điển là sẽ có danh sách các chữ có bộ thủy.

Hơn nữa, Bộ thủ giúp bạn phân biệt được những chữ Kanji tương tự nhau. có nhiều chữ Kanji giống nhau cả âm Hán (VD: 成 誠 城- cả 3 chữ đều là Thành), nếu học Kanji dựa theo âm Hán không sẽ không phân biệt được vì vậy phải dựa vào bộ thủ để phân biệt là hiệu quả nhất.

Theo Ví dụ trên thì ta có thể phân biệt 3 chữ thành như sau: ở chữ誠-thành trong thành thật sẽ có bộ Ngôn ở bên trái, còn chữ城-thành trong thành lũy, tòa thành có bộ Thổ ở bên trái. Như vầy các bạn có thấy là dễ phân biệt và dễ nhớ hơn chưa nào.

Hơn nữa, bạn cũng biết đấy đối với người nước ngoài khi học tiếng nhật phải cố gắng chinh phục được gần 2000 chữ. Với số lượng Kanji nhiều thế này để nhớ được hết cũng không dễ dàng gì, vì thế không học bộ thủ sẽ rất khó phân định và nhớ chính xác hết được toàn bộ 2000 chữ Kanji. Các chữ Kanji ở trình độ N3 trở lên hầu như được ghép từ các bộ thủ.

Ngoài ra, bộ thủ có 214 bộ cũng không gọi là dễ nhớ. Mình có phương pháp học bộ thủ khá hiệu quả được chia sẻ từ các Senpai, đấy là phương pháp Mnemonics. Mnemonics là phương pháp học mẹo, có thể dùng câu chuyện hoặc hình ảnh liên quan đến bộ đấy để ghi nhớ dễ hơn.

Chia bảng chữ cái thành 214 bộ để học thuộc

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản. Các Kanji có cùng bộ thủ sẽ được xếp chung một nhóm. Học theo nhóm sẽ dễ nhớ hơn.

Học theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. Bắt đầu với các Kanji đơn nét, sau đó tới Kanji phức tạp hơn dần. Áp dụng theo cấp độ JLPT hoặc theo sách giáo khoa.

Truyện là một trong những mẹo học Kanji khá thú vị và hiệu quả. Bằng cách đọc truyện, bạn sẽ học được cách sử dụng các chữ Kanji trong ngữ cảnh và từ vựng liên quan đến chủ đề của truyện. Nó giúp cho việc học Kanji không chỉ đơn thuần là học từng chữ mà còn kết hợp với từ vựng và ngữ pháp.

Một số truyện dành cho người mới bắt đầu học tiếng Nhật có thể kể đến như “Chibi Maruko-chan” hay “Doraemon”. Bạn có thể tìm kiếm truyện tiếng Nhật đơn giản để đọc và học Kanji từ đó.

Tại sao lại phải học bảng chữ cái Kanji

Có một số lý do chính khiến việc học Kanji trở nên cần thiết:

Nói tóm lại, học Kanji không chỉ giúp nâng cao kỹ năng đọc – viết tiếng Nhật mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tại Nhật Bản sau này. Vì vậy, bạn nên dành nhiều thời gian và công sức để chinh phục bảng chữ cái này.

PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI DÙNG FLASHCARD ( thẻ online hoặc offline)

Cũng giống cách học từ vựng thì học Kanji cũng thế phương pháp dùng Flashcard rất hiệu quả, vì nó giúp ôn tập lại một cách dễ dàng. Tuy nhiên bạn cũng phải biết cách sử dụng để đạt được hiệu quả cao cho phương pháp này nhé.

Đầu tiên, xác định xem bạn sẽ học mấy từ. Thông thường là 5 – 7 từ. Chúng ta không nên học quá nhiều cùng một lúc, vì sẽ rất khó nhớ được hết, mà lại nặng đầu. Tốt nhất là học ít thôi, dễ nhớ mà thoải mái tinh thần.

Hãy bốc ra 3 tấm flashcard bất kì và sử dụng chúng, giở giở lật lật để học.

Sau khi thuộc 3 flashcard đó rồi, học tiếp những tấm còn lại nhưng trong đầu vẫn phải luôn không ngừng gợi lại 3 tấm trước. Mục đích để mình không quên 3 từ trước đó, và dần dần đưa các từ đó vào “bộ nhớ dài hạn”

Sau khi bạn cho rằng mình đã thuộc hết, nghỉ 1 phút, rồi lại giở lại.  Lần này sẽ có một số tấm mà bạn quên. Bỏ riêng chúng ra và lúc này chỉ học cho thuộc các tấm bị quên, cố gắng liên tưởng gì đó cho dễ nhớ hơn.

Lần tiếp theo, các bạn cũng sẽ làm tương tự như lần trước, chỉ khác là trước khi bắt đầu học thì giở các tấm flashcard đã học lần trước ra rà lại xem có từ nào bị quên không. Nếu có thì bổ sung chúng vào lần học này.

Một số lưu ý: Nên xáo trộn các tấm Flashcard sau mỗi lần ôn tập để không phải ghi nhớ chúng một cách quá máy móc. Không nên ghi quá nhiều thông tin vào một tờ Flashcard vì nó sẽ rất rối. Hãy luôn mang theo chúng đi với bạn bất kì đâu để Kanji trở thành bạn đồng hành của bạn nha.

PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI BẰNG CÁCH HỌC VÀ LIÊN TƯỞNG CHỮ TƯỢNG HÌNH KANJI

Vì chữ Kanji là chữ tượng hình nên cách học chữ Hán trong tiếng Nhật cũng có nhiều phần thú vị. Chữ tượng hình là chữ người xưa nhìn sự vật, sự việc rồi viết lại, mô tả chúng theo cách nghĩ và trí tưởng tượng của mình. Bởi vậy, một trong những mẹo học chữ Kanji là hãy tưởng tượng và so sánh chữ Kanji theo sự vật, hiện tượng ngoài cuộc sống. Hãy chọn những hình ảnh mà bạn cảm thấy gần gũi, thân thuộc với bản thân mình nhất nhé, không cần phải giống với người khác vì mỗi người đều có khả năng tưởng tượng và sáng tạo khác nhau mà.

Ví dụ, như hình trên bạn thấy các chữ Kanji như Sơn(山), Mộc(木),Vũ(雨),…có hình dạng rất gần và giống với các vật và hiện tượng trong tự nhiên như núi, cây, mưa,…hay không. Đối với các chữ Kanji ở cấp độ thấp thì phương pháp này rất hiệu quả đấy.

Cách trên đây là cách học Kanji liên tưởng từ Hình sang Chữ. Cách này sẽ rất hiệu quả đối với những bạn có khả năng tư duy hình ảnh tốt, vậy còn đối với những bạn có khả năng liên tưởng hình ảnh kém thì sao? Chắc chắc các bạn sẽ rất vật vả trong cách này rồi, có một cách khác dành cho các bạn đấy là chúng ta sẽ làm ngược lại hãy thử liên tưởng từ Chữ sang Hình xem sao.

Liên tưởng từ Chữ sang Hình ở đây là dựa trên từ Kanji đó bạn tự vẽ ra câu chuyện về chữ Kanji ấy trong đầu xem sao. Ví dụ: chữ 信(Tín)-có thể liên tưởng câu chuyện như sau: Lời nói 言(Ngôn) của con ngườiイ(Nhân) rất đáng tin信(Tín-tin tưởng).

Điểm mạnh của phương pháp này là giúp việc học Kanji của bạn không còn khô khan mà sẽ thú vị hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khó áp dụng cho những Kanji cấp độ cao từ tầm cuối N3 đến N1.

Học bằng cách tập viết hằng ngày

Viết tay giúp củng cố trí nhớ, nhất là khi kết hợp với việc nhắc đi nhắc lại. Hãy đặt mục tiêu viết ra mỗi Kanji khoảng 10 lần mỗi ngày cho đến khi thuộc. Bạn có thể viết theo chủ đề hoặc ngẫu nhiên tùy thích.

Tập viết chữ Kanji là một trong những cách tốt nhất để học Kanji. Bằng cách viết chữ Kanji, bạn sẽ tiếp thu được kiến thức về cách viết và đọc Kanji cũng như nhớ lâu hơn. Điều quan trọng là bạn nên tập trung vào việc viết đúng từng nét, từng đường để thực sự hiểu được hình dạng của Kanji.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tải về các bảng Kanji để tập viết. Những bảng Kanji này sẽ giúp bạn quen thuộc hơn với cách viết các chữ Kanji và nhớ lâu hơn.

Flashcard là công cụ học tập rất hiệu quả để học Kanji. Việc làm thẻ flashcard sẽ giúp bạn ghi nhớ chữ Kanji một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể viết phần âm hán Việt của từng chữ Kanji ở mặt trước của thẻ và viết ý nghĩa và ví dụ sử dụng của từ đó ở mặt sau của thẻ. Khi học, bạn chỉ cần đọc từ, đọc nghĩa và nhìn vào chữ Kanji để ghi nhớ.

Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng hỗ trợ việc tạo flashcard như Anki hay Memrise để tiện lợi hơn khi học.

Kết hợp 3 kỹ năng đọc, viết và nói để củng cố ký ức. Đọc to âm đọc của Kanji, viết ra chữ và nghĩa, sau đó tự mình nhắc lại bằng miệng. Lặp lại nhiều lần cho đến khi nhớ chắc chắn.