TPO - Ngày 29 hằng tháng, cuối mỗi quý là thời điểm Tổng cục Thống kê công bố số liệu kinh tế - xã hội, với các chỉ tiêu như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tổng sản phẩm nội địa (GDP)… Tuy nhiên, từ tháng 8 này, lần đầu tiên theo quy định mới, lịch công bố sẽ được dời sang ngày mùng 6 tháng sau, vì vậy CPI tháng 8 sẽ công bố vào ngày 6/9.
“FED KHÔNG MUỐN CÔNG BỐ CHIẾN THẮNG QUÁ SỚM”
Chuyên gia kinh tế trưởng Luke Tilley của Wilmington Trust nói rằng việc giá xăng giảm 12% trong tháng 12 và giá các năng lượng khác cũng giảm là nhân tố quan trọng đưa lạm phát đi xuống.
Trong bối cảnh giá hàng hoá dịu đi, giới chuyên gia kinh tế quan tâm nhiều hơn đến lạm phát giá dịch vụ. “Việc lạm phát toàn phần giảm trong 2-3 tháng vừa rồi đã nói quá lên về sự cải thiện thực sự. Giá xăng và giá nhà đều đã giảm rồi, và tôi muốn thấy giá của những thứ không thiết yếu giảm xuống. Tôi cho rằng trọng tâm hiện nay là vấn đề lạm phát giá dịch vụ”, bà Mocuta nói.
Tốc độ lạm phát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giới đầu tư trên thị trường tài chính Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung ở thời điểm hiện nay, bởi mức lạm phát sẽ quyết định đường đi của lãi suất Fed, thậm chí quyết định nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm hay rơi vào một cuộc suy thoái.
“Hy vọng ở đây là chúng ta về cơ bản đã đạt tới một vị thế có thể có được một cuộc hạ cánh mềm. Việc này đòi hỏi Fed không chỉ dừng tăng lãi suất mà còn sớm tiến tới cắt giảm lãi suất. Nhưng hiện tại, chúng ta chưa có được vị thế đó”, bà Swonk nhận định. “Chúng ta đang ở trong tình trạng tương tự như một bệnh nhân đang khoẻ lên, nhưng chưa thể ra viện ngay được”.
Lãi suất của Fed hiện ở khoảng 4,25-4,5%. Trong dự báo mới nhất, các quan chức Fed dự kiến tăng lãi suất lên tối đa 5,1% trong năm nay.
“Fed đang lo lắng về một cú sốc nguồn cung nữa có thể xảy ra, có thể từ việc Trung Quốc bất ngờ từ bỏ Zero Covid hoặc vì một điều gì đó liên quan đến Nga. Họ không muốn công bố chiến thắng quá sớm. Fed đã nói rõ điều đó và nói nhiều lần, nhưng không ai chịu nghe”, bà Swonk nhận định.
Giới chuyên gia kinh tế dự báo một thước đo lạm phát quan trọng khác là chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi tháng 12 có thể giảm dưới mức dự báo 3,5% mà Fed đưa ra. Một số chuyên gia tin kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và Fed sẽ phải cắt giảm lãi suất trước cuối năm - tương tự như dự báo của thị trường. Trong khi đó, Fed đã tuyên bố sẽ không giảm lãi suất trước năm 2024.
Dù vậy, một vài chiến lược gia tin rằng các quan chức Fed sẽ bắt đầu có những phát biểu mềm mỏng hơn và ít xung đột hơn với góc nhìn của thị trường. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ The New York Times hôm thứ Tư, Chủ tịch chi nhánh Boston của Fed, bà Susan Collins nói bà muốn tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp sắp tới.
“Chúng tôi cho rằng một trong những thay đổi trong những tháng tới là Fed sẽ sớm nhận ra rằng việc thay đổi cách nói về lạm phát sẽ rẻ hơn so với việc gây ra một cuộc suy thoái dẫn tới mất hàng triệu việc làm”, ông Tom Lee - nhà sáng lập Fundstrat - viết trong một báo cáo.
Theo Cục Thống kê lao động thuộc Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 đi ngang so với tháng 4/2024, song vẫn tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trước đó, trong cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones, các chuyên gia dự báo, CPI tăng 0,1% trong tháng và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, CPI lõi tháng 5/2024 tăng 0,2% so với tháng trước và 3,4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với dự báo của giới kinh tế là 0,3% và 3,5%. Mặc dù CPI toàn phần và CPI lõi tăng thấp hơn so với dự báo, song lạm phát giá thuê nhà vẫn tăng 0,4% trong tháng và tăng 5,4% so với một năm trước. Các con số liên quan đến nhà ở là điểm mấu chốt trong cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và chiếm tỷ trọng lớn trong CPI.
Biến động hàng năm chỉ số CPI toàn phần (đường liền nét) và CPI lõi (đường đứt nét) của Mỹ từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2024
Tuy nhiên, tốc độ tăng giá cả được kiểm soát nhờ giá năng lượng giảm 2% và giá thực phẩm chỉ tăng 0,1%. Trong lĩnh vực năng lượng, giá khí đốt giảm 3,6%. Một dịch vụ khác có mức tăng giá khiêm tốn trong tháng 5 là nhóm bảo hiểm xe cộ, với mức tăng tháng 0,1% dù vẫn tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo CPI của Mỹ được đưa ra vào thời điểm quan trọng đối với nền kinh tế khi FED đang cân nhắc các động thái tiếp theo về chính sách tiền tệ, điều này sẽ chủ yếu dựa vào xu hướng lạm phát.
Mức biến động hàng tháng chỉ số CPI toàn phần của Mỹ
Sau khi công bố báo cáo CPI, các nhà giao dịch hợp đồng tương lai đã nâng khả năng FED cắt giảm lãi suất vào tháng 9, đây sẽ là động thái giảm lãi suất đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, triển vọng về việc FED bắt đầu hạ lãi suất liên tục biến động trong thời gian gần đây và các quan chức FED đã nhấn mạnh rằng họ cần xem dữ liệu tích cực trong hơn 1 hoặc 2 tháng trước khi nới lỏng chính sách. Joseph LaVorgna, nhà kinh tế trưởng tại SMBC Nikko Securities nhận xét: "Sẽ cần thêm 3 tháng nữa với dữ liệu lạm phát tốt hơn để có thể cắt giảm lãi suất. Nếu FED bắt đầu nới lỏng hoặc nói về việc nới lỏng nhiều hơn, tôi nghĩ họ sẽ làm phức tạp thêm mục tiêu đưa lạm phát trở lại mức 2%". Sự dai dẳng của lạm phát đã khiến Fed giữ nguyên lãi suất kể từ lần tăng cuối cùng vào tháng 7/2023. Tại cuộc họp vào tháng 3/2024, Fed dự báo có 3 lần giảm lãi suất trong năm nay, với tổng lượng giảm 0,75 điểm phần trăm. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, cập nhật dự báo lãi suất của Fed sẽ chỉ cho thấy 1-2 lần giảm lãi suất trong năm nay. Ngoài ra, lần họp này, Fed cũng sẽ cập nhật các dự báo về tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp - tất cả đều có thể bị ảnh hưởng bởi báo cáo CPI mới nhất. Giới chuyên gia dự báo, Fed sẽ nâng dự báo về lạm phát và hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế. Đối với Fed, thước đo lạm phát quan trọng nhất không phải là chỉ số CPI mà là chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), nhưng CPI vẫn là số liệu nằm trong cân nhắc của Fed trong quá trình hoạch định chính sách tiền tệ./.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 ổn định so với tháng trước. Nguyên nhân do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.
Như vậy, so với tháng 12/2023, CPI tháng 8/2024 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm có chỉ số giá tăng nhẹ, riêng nhóm giao thông giảm giá so với tháng trước.
Trong 10 nhóm có chỉ số giá tăng, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất nhưng cũng chỉ tăng 0,29%. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu thuê nhà tại một số địa phương tăng khi chuẩn bị vào năm học mới nên giá thuê nhà tăng 0,45%; giá gas tăng 0,67% do từ ngày 01/8/2024, giá gas trong nước điều chỉnh tăng theo giá gas thế giới.
Tiếp đến, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,27% làm cho CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm). Cụ thể, lương thực tăng 0,19%; thực phẩm tăng 0,28% làm cho CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,26%.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2%, trong đó, giá dịch vụ hành chính, pháp lý tăng 1,91%; đồ trang sức tăng 1,89%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 0,52%; sửa chữa đồng hồ đeo tay và đồ trang sức tăng 0,28%.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,18%, trong đó giá khám chữa bệnh nội trú tăng 0,29%; dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tăng 0,11%. Nguyên nhân do trong tháng 8/2024 tiếp tục có địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
Ngoài ra, các nhóm như bưu chính, viễn thông tăng 0,15%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,15%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09% do chi phí nhân công tăng…
Đáng lưu ý, do chuẩn bị vào năm học mới nên nhóm giáo dục tăng 0,14%. Trong đó giá bút viết các loại tăng 0,5%; sản phẩm từ giấy tăng 0,45%; văn phòng phẩm, đồ dùng học tập khác tăng 0,2%. Bên cạnh đó, giá dịch vụ giáo dục tăng 0,13% do một số trường đại học công lập, trung học dân lập, mầm non tư thục ở một số tỉnh tăng học phí năm học 2024-2025.
Bình quân 8 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (4,04%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 27/8/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.495,53 USD/ounce, tăng 3,63% so với tháng 7/2024. Giá vàng thế giới tăng khi các nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể hạ lãi suất vào tháng 9, cùng với đó xung đột địa chính trị trên thế giới và nhu cầu từ các Ngân hàng Trung ương đã đẩy mạnh hoạt động mua vàng như một tài sản bảo đảm an toàn.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 8/2024 tăng 1,93% so với tháng trước; tăng 20,4% so với tháng 12/2023; tăng 31,05% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 25,54%.
Tính đến ngày 27/8/2024, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 102,38 điểm, giảm 1,97% so với tháng trước.
Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 25.329 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8/2024 giảm 0,64% so với tháng trước; tăng 3,55% so với tháng 12/2023; tăng 5,86% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2024 tăng 5,85%.
Bình quân 11 tháng năm 2024, CPI tăng 3,69% so với cùng kỳ 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,7%.
Trong mức tăng 0,13% của CPI tháng 11/2024 so với tháng trước, có 08 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 03 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Theo đó, 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với mức tăng 0,87%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,29%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,26%; Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,21%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,2%; Nhóm giáo dục tăng 0,11%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08% do nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa cưới và thời tiết chuyển sang mùa đông; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05% do thời tiết giao mùa, bệnh cảm cúm, đường hô hấp gia tăng nên nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm giao thông giảm 0,07%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,22%; Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,3%.
Lạm phát cơ bản tháng 11/2024 tăng 0,24% so với tháng trước và tăng 2,77% so với cùng kỳ 2023. Bình quân 11 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,69%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 27/11/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.696,8 USD/ounce, tăng 0,12% so với tháng 10/2024. Đầu tháng 11/2024, giá vàng thế giới giảm đáng kể sau khi ứng cử viên Đảng cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ do các nhà đầu tư điều chỉnh danh mục và chờ đợi các chính sách kinh tế mới từ Tổng thống đắc cử. Tuy nhiên, đợt giảm này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, giá vàng nhanh chóng phục hồi trong các tuần sau đó do các yếu tố như căng thẳng địa chính trị và kỳ vọng về việc giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 11/2024 tăng 2,26% so với tháng trước; tăng 32,91% so với tháng 12/2023 và tăng 38,2% so với cùng kỳ 2023; bình quân 11 năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 28,42%.
Tính đến ngày 27/11/2024, chỉ số giá đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 105,47 điểm, tăng 2,52% so với tháng trước do các kỳ vọng về chính sách tiền tệ của FED và dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực, cùng với căng thẳng địa chính trị leo thang ở một số quốc gia đã làm tăng nhu cầu đối với đồng USD như một tài sản an toàn. Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do dao động quanh mức 25.483 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2024 tăng 1,76% so với tháng trước; tăng 4,22% so với tháng 12/2023 và tăng 3,63% so với cùng kỳ 2023; bình quân 11 tháng năm 2024 tăng 4,97%./.