Nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng ViệtNam (21/6/1925 - 21/6/2024), đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, chúc mừng Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam (Sở Thông tin và Truyền thông), Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Hà Nam.
Kỷ luật Cảnh cáo Giám đốc Sở VHTTDL, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, Chủ tịch huyện Vĩnh Tường
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí:
- Bùi Hồng Đô, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Phan Tuệ Minh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh;
- Lê Nguyễn Thành Trung, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường;
- Đinh Văn Mười, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Đỗ Tràng Quảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phúc Yên;
- Đặng Quang Thủy, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật 23 cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc
Trước đó, tại Kỳ họp thứ 40, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; vi phạm nguyên tắc tự phê bình, phê bình, đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong công tác cán bộ.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Đảng đoàn Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện một số dự án đầu tư, trong đó có các dự án do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã để một số cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, nhận hối lộ, kê khai tài sản cá nhân không trung thực, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại và nguy cơ thiệt hại, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước; gây dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ trách nhiệm đối với những vi phạm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025; Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 và các đồng chí:
- Hoàng Thị Thúy Lan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Lê Duy Thành, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phạm Hoàng Anh, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (đã bị Khai trừ ra khỏi Đảng và xử lý hình sự);
- Trần Văn Vinh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh;
- Nguyễn Văn Trì, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh;
- Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh;
- Nguyễn Bá Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Đinh Ngọc Khoa, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật-Hậu cần Công an nhân dân, Bộ Công an, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh;
- Vũ Chí Giang, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Nguyễn Kim Khải, nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh;
- Phan Thế Huy, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lê Văn Kiên, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải;
- Khổng Sơn Trường, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Nguyễn Kim Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Nguyễn Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính;
- Nguyễn Đức Tài, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng;
- Đỗ Hữu Vinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;
- Các đồng chí nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trần Gia Long, Nguyễn Bá Hiến.
- Đồng chí Nguyễn Văn Độ, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Đỗ Đình Việt, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Các đồng chí nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Bùi Minh Hồng, Nguyễn Công Lộc, Nguyễn Xuân Phương;
- Đồng chí Nguyễn Văn Bắc, nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp; Lê Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, liên quan đến những vi phạm nêu trên còn có trách nhiệm của một số tổ chức đảng, đảng viên khác.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng,
Kỷ luật khiển trách Chủ tịch HĐND TP Phúc Yên; Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND TP Vĩnh Yên
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật Khiển trách các đồng chí:
- Đào Anh Dũng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Phúc Yên;
- Trần Ngọc Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Yên;
- Hoàng Trọng Lợi, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:
Cảnh cáo: Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2021 - 2026; Ban cán sự đảng UBND tỉnh Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 và các đồng chí: Nguyễn Văn Trì, Nguyễn Bá Huy, Đinh Ngọc Khoa, Vũ Chí Giang, Nguyễn Kim Khải, Lê Văn Kiên, Khổng Sơn Trường, Nguyễn Kim Tuấn, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Đức Tài, Đỗ Hữu Vinh, Trần Gia Long, Nguyễn Bá Hiến, Nguyễn Văn Độ, Đỗ Đình Việt, Bùi Minh Hồng, Nguyễn Công Lộc, Nguyễn Xuân Phương, Nguyễn Văn Bắc.
Kỷ luật Khiển trách: Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2016 - 2021; Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và các đồng chí: Trần Văn Vinh, Nguyễn Trung Hải, Phan Thế Huy, Lê Văn Phúc.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị: Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc quyết định thi hành kỷ luật 17 tổ chức đảng và 17 đảng viên theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục xem xét, thi hành kỷ luật các tổ chức đảng và đảng viên khác có liên quan.
Sáng 28/8, Huyện ủy Hoài Đức tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, HĐND, UBND huyện với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân trên địa bàn.
Sau khi nghe Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Anh báo cáo tình hình kinh tế, xã hội 7 tháng đầu năm 2024, đã có 14 lượt ý kiến đại diện các đơn vị, người dân các xã Dương Liễu, Vân Côn, Song Phương, Lại Yên, Tiền Yên, kiến nghị 41 vấn đề liên quan đến chế độ chính sách đối với cán bộ cấp xã, tổ chức hội, đoàn thể, công tác quản lý sử dụng đất, giao đất dịch vụ, cấp điện, nước, xây dựng trường học công lập, cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện vỉa hè một số tuyến đường…
Ông Đinh Thế Dinh (xã Tiền Yên) đề nghị huyện quan tâm xây dựng tuyến đường chân cơ đê, xây dựng hạ tầng trường Mầm non B Tiền Yên, thu hồi diện tích đất kẹt nằm giáp trường mầm non để xây dựng vườn hoa cây xanh, do hiện nay đang bị bỏ hoang, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Trọng Long (xã Cát Quế) đề nghị huyện đầu tư xây dựng khu giết mổ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Nguyễn Văn Xuân (xã Vân Côn) kiến nghị về việc 5 năm trường Tiểu học và trường Mầm non A xã Vân Côn phản ánh việc đường điện không bảo đảm cho sử dụng các thiết bị dạy và học, đặc biệt là mùa hè không đủ điện để bật quạt, bật điều hoà cho học sinh. Từ đó đề nghị huyện sớm quan tâm, đầu tư xây dựng trạm biến áp để cấp đủ điện cho hai trường học, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhà trường và cho hơn 1.000 học sinh.
Ông Nguyễn Văn Thành (xã Dương Liễu) phản ánh việc hiện nay Nhà máy xử lý nước thải cầu Ngà đang để một khu xử lý bã, xơ, sợi ở đầu đường, gây hạn chế tầm nhìn của lái xe, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khi đi qua đoạn đường gần nhà máy và đề nghị cơ quan chức năng có giải pháp xử lý vấn đề này.
Ông Nguyễn Trọng Long (xã Cát Quế) phản ánh và đề nghị UBND huyện có ý kiến với cấp có thẩm quyền và Công ty cấp nước sạch Tây Hà Nội sớm đấu nối đồng hồ, đường cấp nước cho các hộ vùng bãi đã nộp tiền xã hội hóa đăng ký sử dụng nước sạch để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Đồng thời sớm hoàn trả mặt đường sau khi cắt, lắp đặt đường ống để người dân đi lại thuận tiện…
Thay mặt lãnh đạo huyện, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường đã giải đáp những vấn đề thuộc thẩm quyền, đồng thời chỉ đạo các đơn vị chức năng huyện, UBND các xã, thị trấn tiếp thu ý kiến phản ánh của các đại biểu để giải quyết theo thẩm quyền, báo cáo kết quả với UBND huyện.
Trong đó, với trường hợp kiến nghị của ông Nguyễn Văn Xuân (xã Vân Côn), Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường cho biết, cá nhân ông và các ban ngành chức năng của huyện sẽ trực tiếp xuống địa bàn để xem xét thực trạng đường dây tải điện và trạm biến áp của 2 trường học tại xã Vân Côn, để có phương án sớm xử lý dứt điểm sự việc.
Doanh nhân Nguyễn Thanh Quyền, Phó chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn Thắng Lợi: Sẵn sàng thay đổi, thích ứng để phát triển
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đối mặt với nhiều thách thức, ông Nguyễn Thanh Quyền cùng Tập đoàn Thắng Lợi đã liên tục cải tiến, không ngừng thay đổi để thích nghi, hướng đến phát triển bền vững, kiên trì với mục tiêu kiến tạo những khu đô thị xanh.
Năm 2022, ông Nguyễn Thanh Quyền, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Thắng Lợi (Thắng Lợi Group) là một trong 86 doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu được vinh danh tại Giải thưởng Sao Đỏ. Kết quả này là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời cũng minh chứng cho những nỗ lực của ông Quyền cùng tập thể Thắng Lợi Group.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường bất động sản năm 2022 đối diện với rất nhiều thách thức, như vướng mắc về pháp lý, nguồn cung khan hiếm, tín dụng bị “siết van”, thanh khoản kém hấp dẫn…
Để chèo lái “con thuyền” Thắng Lợi Group vượt qua sóng gió, Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Quyền đã kịp thời đưa ra những quyết sách chiến lược, điều chỉnh bộ máy hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế, tinh gọn nhưng hiệu quả, đồng thời vẫn đẩy mạnh hoạt động xây dựng dự án, hoàn thiện pháp lý và bàn giao sản phẩm cho khách hàng.
“Tôi biết rất khó khăn, nhưng nếu không kiên trì, nỗ lực vượt qua, thì khi thị trường khởi sắc, doanh nghiệp sẽ bị lỡ nhịp. Chúng tôi sẵn sàng thay đổi và thích ứng để phát triển”, ông Quyền nhấn mạnh.
Một trong những thay đổi mà ông Quyền đề cập là việc ứng dụng công nghệ vào quá trình vận hành doanh nghiệp, kinh doanh và bán hàng. Nhờ vậy, Thắng Lợi Group đã mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng và “ghi điểm”.
Đặc biệt, với mỗi dự án, Thắng Lợi Group đều cố gắng phát triển thành những “khu đô thị đáng sống”, khiến khách hàng và nhà đầu tư an tâm hơn khi chọn dự án của Tập đoàn. Ở chiều ngược lại, sự tin tưởng của khách hàng chính là niềm hạnh phúc, là động lực để ông Quyền cùng đội ngũ Thắng Lợi Group cố gắng hơn mỗi ngày.
Khi được hỏi về “kỹ năng”, “bí kíp” lãnh đạo doanh nghiệp, ông Quyền chỉ khiêm tốn nói rằng, những thành quả mà Thắng Lợi Group đạt được ngày hôm nay là công sức của cả tập thể cán bộ, nhân viên, chứ không chỉ của riêng ông hay Ban Lãnh đạo Tập đoàn.
Ông luôn tự hào khi sở hữu đội ngũ nhân sự trẻ, sáng tạo, nhiều ý tưởng và có khả năng kiêm nhiệm nhiều vị trí. Đội ngũ nhân sự cũng chính là “chìa khóa” giúp Thắng Lợi Group vượt “bão” khủng hoảng.
Đến bây giờ, ông Quyền vẫn nhớ như in những tháng ngày vô cùng khó khăn, khi Việt Nam phải đối mặt với đợt bùng phát đại dịch Covid-19 lần thứ tư. Thời điểm đó, giống như các doanh nghiệp bất động sản nói riêng và doanh nghiệp trên cả nước nói chung, Thắng Lợi Group gặp rất nhiều khó khăn khi phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch. Ông cùng Ban Lãnh đạo Tập đoàn vừa phải lo ứng phó với tình hình diễn biến của dịch bệnh, vừa phải duy trì hoạt động, đảm bảo đời sống cho đội ngũ nhân sự, để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Lúc ấy, không ít doanh nghiệp đã buộc phải cắt giảm nhân sự vì tình hình quá khó khăn.
Sau nhiều đêm trắng suy nghĩ, ông Quyền hiểu rằng, đây chính là thời điểm thích hợp để đẩy mạnh chuyển đổi số doanh nghiệp. Công nghệ chính là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp duy trì kinh doanh trong hoàn cảnh “không tiếp xúc” do dịch bệnh. Thắng Lợi Group đã đầu tư hệ thống quản trị tự động tập trung (ERP - Enterprise Resource Planning), công nghệ thực tế ảo (VR - Virtual Reality), hệ thống True 360… nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng và đã thu về rất nhiều “trái ngọt”.
“Dù không phải doanh nghiệp tiên phong kinh doanh online bằng hình thức livestream hay áp dụng công nghệ số trong bán hàng…, nhưng chuyển đổi số giúp chúng tôi tồn tại. Qua đó, Thắng Lợi Group duy trì doanh thu, đảm bảo cơ cấu vận hành và duy trì hệ thống nhân sự”, ông Quyền nhớ lại.
Năm 2023 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn của thị trường bất động sản, vì thế, muốn tồn tại, doanh nghiệp buộc phải chuyển mình và thay đổi. Đó là lý do Thắng Lợi Group có kế hoạch phát triển một số mảng như công nghệ, giáo dục, truyền thông, bất động sản nông nghiệp xanh… bên cạnh hạt nhân cốt lõi là bất động sản.
Ông Quyền và đội ngũ lãnh đạo Tập đoàn kỳ vọng, hướng đi mới này sẽ trở thành một trong những mũi nhọn phát triển của Thắng Lợi Group trong thời gian tới, bởi “phát triển xanh”, “phát triển bền vững” đang là xu hướng của tương lai.
Để dần hoàn thiện bước chuyển mình này, Thắng Lợi Group đã thành lập một công ty vận hành và phát triển mảng bất động sản nông nghiệp xanh là Winfarm. Công ty đang từng bước nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn organic.
“Với mảng phát triển mới này, bên cạnh việc mở rộng hệ sinh thái, chúng tôi còn kỳ vọng mang đến cho thị trường nông nghiệp Việt Nam những trải nghiệm xanh, an lành và thân thiện với môi trường thông qua những sản phẩm nông sản sạch, theo tiêu chuẩn quốc tế. Có thể nói, bất động sản nông nghiệp xanh vừa là thử thách, vừa là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển bền vững đi đôi với việc thực hiện trách nhiệm xã hội”, ông Quyền chia sẻ.
Bên cạnh đó, Thắng Lợi Group sẽ tiếp tục kiện toàn bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả và linh động nhất để sẵn sàng ứng biến với mọi tình huống.
Triết lý kinh doanh của ông Quyền cũng như Ban Lãnh đạo Tập đoàn là phải liên tục cải tiến, không ngừng tiến lên. “Tất cả sự vật, hiện tượng luôn biến động. Xã hội, thị trường và khách hàng cũng vậy. Do đó, chúng ta không thể sử dụng cùng một phương thức qua thời gian dài để ứng phó với thị trường đầy biến động. Thời đổi, thế đổi, nên chính chúng ta cũng phải cập nhật kiến thức, xu hướng để thay đổi cho phù hợp”, ông Nguyễn Thanh Quyền nhấn mạnh.
Để thực hiện việc đổi mới này, hằng năm, Thắng Lợi Group thường trích lập một khoản ngân sách khá lớn cho công tác đào tạo. Tất cả cán bộ, nhân viên Tập đoàn đều có KPI (Chỉ số Đánh giá thực hiện công việc) về nhiệm vụ và công tác đào tạo.
Bên cạnh việc xây dựng các dự án bất động sản chất lượng cao hướng đến tương lai phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội cũng là ưu tiên của Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Quyền và Ban Lãnh đạo Tập đoàn. Luôn khẳng định: “Thắng Lợi Group có được thành công như ngày hôm nay chính là nhờ xã hội, cộng đồng”, nên ông Quyền và Ban Lãnh đạo Tập đoàn Thắng Lợi luôn khát khao đóng góp nhiều nhất cho xã hội, cho cộng đồng.
Thắng Lợi Group đã thực hiện một số hoạt động thiện nguyện tại các địa phương, như xây cầu để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường, xây nhà tình thương, thư viện, tổ chức hiến máu nhân đạo, tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tặng áo ấm cho trẻ em vùng cao... Đặc biệt, Tập đoàn còn chăm sóc và tặng quà cho người già neo đơn, Mẹ Việt Nam Anh hùng; đồng hành với các chương trình như Nâng bước thủ khoa, tặng học bổng cho học sinh - sinh viên...
Ông Quyền cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở các hoạt động tài trợ, hỗ trợ nhằm nâng cấp, chỉnh trang đô thị, cải thiện đời sống cho người dân có hoàn cảnh khó khăn…, mà còn ở việc xây dựng, phát triển doanh nghiệp vững mạnh, tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa, góp phần nâng cao chất lượng sống của người Việt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội còn thể hiện ở việc doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giúp họ phát triển cá nhân và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Hơn nữa, công tác từ thiện giúp cá nhân ông cũng như các cộng sự, cán bộ, nhân viên của Tập đoàn nuôi dưỡng lòng biết ơn, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống và công việc. “Chính những hoạt động thiện nguyện đã làm dịu lại tâm hồn chúng tôi sau những giờ phút căng thẳng trong công việc. Chúng tôi có thời gian chiêm nghiệm cuộc sống, được sẻ chia yêu thương và cũng là được nhận về yêu thương”, ông Quyền tâm sự.
Với mỗi dự án, Thắng Lợi Group đều cố gắng phát triển thành những “khu đô thị đáng sống”, khiến khách hàng và nhà đầu tư an tâm hơn khi chọn dự án của Tập đoàn.Ở chiều ngược lại, sự tin tưởng của khách hàng chính là niềm hạnh phúc, là động lực để ông Quyền cùng đội ngũ Thắng Lợi Group cố gắng hơn mỗi ngày.
20 thg 4, 2021 ... Người thực hiện công bố thông tin: Ông Nguyễn Việt Quang. Chức vụ ... NGUYỄN VIỆT QUANG. Tập đoàn Vingroup. Số 7 Đường Bằng Lăng 1,. Khu đô ...