(ĐTCK) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 487/QĐ-TTg ngày 10/6/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Hồng Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Tây Ninh.
Truy tố 17 bị can khai thác quặng Apatit trái phép
Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đã ra cáo trạng truy tố 17 bị can trong vụ án khai thác quặng Apatit trái phép về các tội “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trong số này có 9 bị can là cựu lãnh đạo tỉnh Lào Cai bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trong đó, ông Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; Doãn Văn Hưởng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai;....
7 bị can bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên là các bị can ở Công ty Apatit trong đó có Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty.
Riêng bị can Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lilama, bị truy tố 2 tội “Rửa tiền” và “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên".
Lực lượng chức năng khám xét trụ sở làm việc của các bị can.
Đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa từ 7-8 năm 6 tháng tù
Về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, Viện Kiểm sát xác định Nguyễn Mạnh Thừa là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit các loại ở khu vực 5.99ha thuộc Khai trường 18, trị giá hơn 610 tỷ đồng. Vì vậy, Thừa là người phải chịu trách nhiệm chính về tội danh này…
Với phân tích nêu trên, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lilama mức án từ 3 năm - 3 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và mức án từ 4 - 5 năm tù về tội “Rửa tiền”, tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 tội danh, bị cáo Thừa bị đề nghị xử phạt mức án từ 7 - 8 năm 6 tháng tù.
Các bị cáo đứng nghe VKS luận tội
- Nguyễn Quang Huy bị đề nghị xử phạt mức án từ 3 năm - 3 năm 6 tháng tù;
- Phạm Cao Khiêm bị đề nghị mức án từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù;
- Nguyễn Ngọc Bích bị đề nghị mức án 2 năm 6 tháng - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo;
- Lương Văn Na bị đề nghị mức án từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù;
- Cao Văn Tham bị đề nghị xử phạt mức án từ 2 năm - 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo;
- Nguyễn Văn Bình 2 năm 6 tháng - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo;
- Nguyễn Văn Chung bị đề nghị xử phạt mức án từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
- Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai bị đề nghị mức án từ 5 - 6 năm tù;
- Doãn Văn Hưởng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh bị đề nghị mức án từ 4 - 5 năm tù;
- Nguyễn Thanh Dương, cựu Phó Chủ tịch tỉnh bị đề nghị mức án từ 2 năm đến 3 năm tù;
- Lê Ngọc Hưng, cựu Phó Chủ tịch tỉnh bị đề nghị mức án từ 3 năm đến 4 năm tù;
- Mai Đình Định bị đề nghị mức án từ 3 đến 4 năm tù;
- Phan Văn Cương bị đề nghị mức án từ 2 đến 3 năm tù;
- Ngô Đức Hoàng 2 năm đến 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo;
- Lê Ngọc Dương 2 đến 3 năm tù;
- Vũ Đình Thuỷ bị đề nghị mức án từ 2 năm - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử
Tuyên án 3 cựu Phó Giám đốc Sở từ 2 năm 9 tháng tù đến 3 năm tù
Các bị cáo Mai Đình Định (cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) bị tuyên phạt 3 năm tù và áp dụng hình phạt bổ sung, phạt 20 triệu đồng; Phan Văn Cương (cựu Phó giám đốc Sở Công Thương) và Lê Ngọc Dương (cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) cùng bị tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù.
2 bị cáo Ngô Đức Hoàng (chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh) và Vũ Đình Thủy (cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) cùng bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Cùng với đó, HĐXX đã tuyên phạt 7 bị cáo là cựu lãnh đạo Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam cùng về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, gồm: Nguyễn Quang Huy (cựu Tổng giám đốc) bị tuyên phạt 3 năm tù và áp dụng hình phạt bổ sung 50 triệu đồng; Phạm Cao Khiêm (cựu Phó Tổng giám đốc) bị tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù; Lương Văn Na (Phó Tổng giám đốc, Thành viên Hội đồng thành viên) và Nguyễn Văn Bình (Giám đốc Xí nghiệp khai thác 3) cùng bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù.
Nguyễn Ngọc Bích (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên) và Cao Văn Tham (nguyên Phó phòng Kế hoạch thị trường) cùng bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Văn Chung (nguyên Phó phòng phụ trách Phòng Kỹ thuật, điều độ, sản xuất) bị tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Theo HĐXX, về cơ bản, các bị cáo đã thành khẩn khai báo và cho rằng, cơ quan truy tố đã cáo buộc đúng tội danh.
Trong quá trình điều tra, truy tố, các điều tra viên, kiểm sát viên đã thực hiện đúng đắn chức năng, nhiệm vụ theo luật định.
Đánh giá trong quá trình phạm tội, cơ quan xét xử cho rằng, các bị cáo Nguyễn Văn Vịnh, Doãn Văn Hưởng cùng nhóm bị cáo từng là lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Công Thương, Sở TN&MT biết rõ diện tích 37.700m2, trong đó có hơn 22.000 m2 nằm chồng lấn vào diện tích Khai trường 18, đã được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch quặng Apatit và thẩm quyền cấp phép khai thác thuộc Bộ TN&MT nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc soạn thảo, ký văn bản trái quy định của pháp luật.
Qua đó, để Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) cải tạo mặt bằng, tận thu quặng, cấp giấy chứng nhận đầu tư diện tích 37.700m2 nói trên cho Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama (Cty Lilama) xây dựng dự án khách sạn, nhà hàng.
Sau đó, Nguyễn Mạnh Thừa (cựu Giám đốc Cty Lilama) cùng đồng phạm đã khai thác, tiêu thụ quặng apatit với số lượng rất lớn.
Hành vi trái pháp luật của các bị cáo đã thu lời bất chính cũng như gây thất thoát ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, Cty Lilama hơn 171 tỷ đồng, Công ty Apatit hơn 184 tỷ đồng.
HĐXX cũng nhận định, về ý thức chủ quan, các cựu lãnh đạo tỉnh biết rõ những sai phạm về thẩm quyền.
Tuy nhiên, vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, từ đó ký các văn bản, giấy chứng nhận đầu tư, có ý kiến bút phê, chỉ đạo vào các tài liệu khác có liên quan trái quy định của Luật Khoáng sản và hệ thống pháp luật liên quan.
Theo HĐXX, hành vi phạm tội của các bị cáo đã xâm hại đến uy tín của Nhà nước, xâm phạm đến tính đúng đắn trong công tác quản lý Nhà nước, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong quá trình lượng hình, HĐXX đã xem xét đến yếu tố nhân thân và thành tích cá nhân cũng như những đóng góp của các bị cáo trong quá trình nắm giữ các cương vị lãnh đạo tỉnh, từ đó, có bản án tương xứng với mức độ, tính chất phạm tội.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử
Trước đó, chiều 24/5, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cùng các bị cáo trong vụ án Công ty Lilama, Công ty Apatit Việt Nam khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng đã khép lại phần tranh tụng. Các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án.
Trước tòa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Doãn Văn Hưởng nói: “Tôi năm nay đã gần 70 tuổi, trong khi tuổi thọ trung bình của người Việt là 73.
Sau hơn 1 năm trong quá trình điều tra, tôi phát sinh bệnh tật nhiều. Tôi chỉ mong muốn duy nhất lúc này là sớm được đoàn tụ với gia đình”.
Trước đó, tự bào chữa, bị cáo Hưởng cho biết giai đoạn còn làm lãnh đạo tỉnh, khối lượng công việc tại địa phương rất nhiều; và ngay sau ký văn bản liên quan hoạt động thu gom khoáng sản, đã ký một văn bản khác để ngăn chặn những hành vi tiêu cực có thể phát sinh sau đó.
Tuy nhiên, bị cáo Hưởng phân trần, những văn bản ngăn chặn sau đó đã chưa được nghiêm túc thực hiện, dẫn đến những hậu quả như hôm nay.
Bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai) thì đề nghị HĐXX xem xét việc, bản chất là toàn bộ số khoáng sản được khai thác trái phép không bị tuồn ra ngoài, được chế biến và cung cấp hàng triệu tấn phân bón, phục vụ địa phương và các vùng lân cận.
Ngoài ra, đơn vị chế biến, sản xuất đã nộp số tiền lớn vào ngân sách từ việc mua bán số khoáng sản nói trên. Bị cáo Vịnh cũng mong HĐXX xem xét đến một phần đóng góp của bản thân vào sự phát triển của tỉnh Lào Cai những năm gần đây.
Trong lời nói sau cùng, các bị cáo khác đều ăn năn, hối cải, mong muốn được giảm nhẹ hình phạt.
Đại diện VKS trong phần luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo tại phiên tòa sáng nay
Trước đó, đại diện Viện Kiểm sát đã nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo.
Đối với các bị cáo ở tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Viện Kiểm sát nhận thấy hành vi của các bị cáo là xâm phạm đến uy tín của nhà nước, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm phạm tính đúng đắn trong công tác quản lý nhà nước, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Hành vi phạm tội này có tính chất đồng phạm, các bị cáo không có sự bàn bạc thống nhất khi thực hiện hành vi phạm tội và đều là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.
Vì vậy, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với cương vị công tác, chức trách nhiệm vụ được Đảng và nhà nước giao.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý nhà nước, bị cáo Nguyễn Văn Vịnh chịu trách nhiệm chính, các bị cáo Doãn Văn Hưởng, Nguyễn Thanh Dương… là người thực hành.