Tân Bộ Trưởng Tài Nguyên Môi Trường Là Ai

Tân Bộ Trưởng Tài Nguyên Môi Trường Là Ai

Căn cứ kết quả mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan, ngày 22/7, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 05 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, gồm:

Tân Bộ trưởng Quốc phòng của Ukraine - Rustem Umerov - là ai?

Quyết định bãi nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống Ukraine về cơ bản được xem là một nỗ lực để chống tham nhũng. Nhưng việc bổ nhiệm ông Rustem Umerov, một người Tatar ở Crimea và là một người Hồi giáo, làm bộ trưởng mới, là một dấu hiệu cho thấy Ukraine kiên quyết lấy lại Crimea - vốn bị Nga cho sát nhập từ Ukraine năm 2014.

Những đồn đoán về việc thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, ông Oleksii Reznikov từ tháng 11/2021, đã rộ lên trong nhiều tháng.

Trong khi ông này, về mặt cá nhân, không bị cáo buộc bất kỳ hành động sai trái nào, nhưng từ ngày đầu tiên Nga phát động chiến dịch xâm lược toàn diện vào Ukraine, người đàn ông là cánh tay phải của Tổng thống Zelensky được cho là không thể ngăn tham nhũng xâm nhập vào bộ máy của mình.

Những vụ bê bối về mua sắm quân sự và các cáo buộc hối lộ nhắm vào các quan chức tại các trung tâm nhập ngũ đã khiến ông bị tổn hại trong mắt xã hội Ukraine, hiện đang cần được nâng cao tinh thần sau cuộc phản công chậm hơn dự kiến.

Đó là khi ông Rustem Umerov xuất hiện.

Người đàn ông 41 tuổi này là một quan chức chính phủ năm ngoái đã lãnh đạo Quỹ Tài sản Nhà nước của Ukraine, nhưng được biết đến sau khi đàm phán với Nga và tổ chức các cuộc trao đổi tù nhân thành công.

Không phải là người hoàn toàn vô danh nhưng cũng phải là tâm điểm của truyền thông, ông là một người Tatar ở Crimea sinh ra trong hoàn cảnh lưu vong và là thành viên tích cực của cộng đồng dân tộc này, cố gắng khôi phục bản sắc văn hóa, và vị thế của mình trên thế giới.

Quan trọng hơn cả cho người Ukraine, ông chưa từng bị cáo buộc tham nhũng, tham ô hay trục lợi.

Ông Umerow bước vào chính trường năm 2019 khi ông tranh cử quốc hội với đảng 'Holos' theo chủ nghĩa cải cách, sau đó ông rời đảng để trở thành một quan chức chính phủ.

Trước đó ông làm việc trong lĩnh vực tư nhân, ban đầu là viễn thông, sau đó là đầu tư.

Năm 2013 ông thành lập một chương trình từ thiện giúp đào tạo người Ukraine tại đại học danh tiếng Stanford tại Mỹ.

Nhưng phần quan trong là danh tính của ông được xác định là một người gốc Tatar ở Crimea và vai trò mà chúng có thể đóng trong ý định lấy lại Crimea của Ukraine.

Người Tatar ở Crimea là những người Thổ Nhĩ Kỳ bản địa sống tại quần đảo Crimea. Trong Thế chiến II, họ bị buộc tội hợp tác với Đức quốc xã và bị quân đội Liên Xô trục xuất về Trung Á.

Vào ngày 18/5/1944, một cộng đồng 200.000 người đã bị trục xuất trong một ngày. Các gia đình chỉ được cho vài phút để gói ghém đồ đạc rước khi bị chất lên các con tàu hỏa để bị đưa đi hàng ngàn kilomet.

Hàng ngàn người được cho là đã thiệt mạng trong quá trình vận chuyển này, hoặc ngay sau đó.

Không phải là nhóm dân tộc duy nhất bị đối xử như vậy dưới thời Joseph Stalin, người Tatar ở Crimea cũng mất hàng thập kỷ để cố gắng trở về quê hương.

Gia đình ông Rustem Umerov nằm trong số những người bị trục xuất và ông được sinh ra lưu vong tại Uzbekistan. Cuối những năm 1980, khi ông còn là một đứa trẻ, nhiều người Tatar ở Crimea, bao gồm gia đình ông, được phép trở về quê hương.

Trong nhiều năm, ông Umerov đã cố vấn cho ông Mustafa Dzhemilev, nhà lãnh đạo lịch sử của người Tatar ở Crimea, và bản thân ông là một trong những đại biểu của Qurultay - Quốc hội Crimean Tatar.

Ông cũng đồng chủ tọa hội nghị Crimea Platform, một sáng kiến ngoại giao quốc tế tập trung vào việc đàm phán với Nga sau khi nước này chiếm Crimea.

"Việc trục xuất người Tatar ở Crimea là một trong những tội ác tồi tệ nhất của chế độ Xô Viết," Umerov viết trên Liga.net năm 2021. "Nó được bắt đầu bởi những tên bạo chúa nắm quyền vào thời điểm đó để tiêu diệt cả một quốc gia."

Trong khi ông chỉ trích việc Nga cho sát nhập Crimea năm 2014, ông cũng bắt đầu đàm phán với Moscow về việc trả tự do cho một vài người Tatar Crimea, những người bị bắt giữ tại Crimea từ năm 2014 và đưa họ trở về Ukraine.

Nói với BBC ngay sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu năm 2022, ông Umerov nói ông quyết tâm "tìm kiếm giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc xâm lược tàn bạo này."

Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm Chủ Nhật, Tổng thống Zelensky khẳng định ông sẽ tìm cách có được sự phê chuẩn của quốc hội để đưa ông Umerov lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mới, và nói rằng chức vụ này "yêu cầu các cách tiếp cận và phương thức tương tác mới với cả quân đội và xã hội nói chung."

Hiện tại, một cuộc tấn công toàn diện vào Crimea có thể còn xa vời, và một số nhà quan sát đã miêu tả ý định lấy lại đường biên giới trước năm 2014 của mình, bao gồm bán đảo Crimea, là phi thực tế.

Nhưng việc Tổng thống Zelensky bổ nhiệm một người Crimea bản địa vào một vị trí quan trọng trong việc hiện thực hóa những ý định này phát đi một thông điệp: Đây là ván cờ cuối cùng của Kyiv.

Bộ Công an bổ nhiệm Cục trưởng Cục C03

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng 6 bị can bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Chiều 22/7, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Linh Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 6 bị can khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan.

Ngoài ra, Nguyễn Văn Thuấn (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), Hoàng Văn Khoa (nguyên Vụ trưởng Vụ Khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam), Hồ Đức Hợp (Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái) và Lê Công Tiến (Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái) cùng bị khởi tố cùng về tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí."

Liên quan đến vụ án, Bộ Công an còn khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Bùi Đoàn Như (cựu Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái) và Lê Duy Phương (cựu Chuyên viên chính Vụ Khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí."

Theo Bộ Công an, các quyết định nêu trên nằm trong quá trình nhà chức trách điều tra vụ án "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; Buôn lậu; Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí," xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan.

Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đang tập trung lực lượng để củng cố tài liệu, chứng cứ về hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra đối với các đối tượng liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; rà soát, xác minh, triệt để thu hồi tài sản cho Nhà nước./.

Phù Chí Hòa bị khởi tố, tạm giam vì có liên quan đến việc mở rộng điều vụ án vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra từ năm 2017 tại huyện Phú Quốc (nay là thành phố Phú Quốc).