Thái Dương thuộc hoả, là kinh Dương Minh, cho nên lúc Thái Dương nhập miếu sẽ chủ về kinh Dương Minh hoả thịnh, dễ choáng ngất, đau đầu kinh niên, đây là chứng huyết áp cao.
Ý nghĩa sao Thái Âm tại cung Tật Ách
Sao Thái Âm cung Tật Ách mang lại sức khỏe tốt, đặc biệt là cho phụ nữ. Thái Âm giúp giảm bớt các bệnh tật liên quan đến hệ thống sinh sản và các vấn đề về nội tiết. Mệnh chủ có Thái Âm trong cung này thường có khả năng phục hồi nhanh chóng nếu gặp phải bệnh tật.
Thái Âm thuộc hành Thủy nên mệnh chủ có thể gặp các bệnh liên quan đến nước như bệnh thận, bàng quang hoặc các vấn đề về hệ thống bài tiết. Việc duy trì chế độ uống đủ nước và ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để giữ sức khỏe tốt.
Lời khuyên dành cho người có sao Thái Âm cung Tật Ách
Duy trì một lối sống lành mạnh là chìa khóa để cải thiện sức khỏe. Điều này bao gồm việc ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng và tập thể dục đều đặn. Tránh ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn. Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng nước và thanh lọc cơ thể.
Stress và căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu và các hoạt động giải trí mà bạn yêu thích. Dành thời gian cho gia đình, bạn bè và các sở thích cá nhân để duy trì trạng thái tâm lý tích cực.
Sao Thái Âm cung Tật Ách mang đến nhiều điều tốt đẹp cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, mệnh chủ cần chú ý đến các vấn đề liên quan đến nước và tình trạng tâm lý của bản thân. Bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp cải thiện sức khỏe, bạn sẽ tận dụng tối đa những ảnh hưởng tích cực của sao Thái Âm và sống một cuộc sống an lành, khỏe mạnh. Để tìm hiểu thêm về Thiên Phủ cung Tật Ách và các cung khác, bạn có thể tham khảo tại Tracuutuvi.
Chỉ đồng cung tại Sửu Mùi, tạo thành "Âm Dương Sửu Mùi cách", còn gọi là Nhật Nguyệt đồng lâm cách".
Thái Dương là trung đẩu đế tinh, nên mặc dù thuộc nhóm sao tĩnh (Cơ Nguyệt Đồng Lương Cự Nhật) mà vẫn có nhiều tính chất xung động, mãnh liệt như nhóm "Tử Phủ Sát Phá Tham". Ngược lại, Thái Âm là sao nhu nhuyễn, thích sự bình lặng, làm việc gì cũng muốn đạt sự toàn mỹ, mang nhiều lãng mạn tính. Hai sao hợp lại, không khỏi có nhiều mâu thuẫn.
Sửu Mùi là hai cung mộ địa mang đặc tính bảo thủ, nên khuynh hướng đấu tranh của Thái Dương bị biến hóa, trở thành bất chợt, nhưng cá nhân vẫn hiếu thắng, cố chấp.
Thái Dương nhiều năng lực, hăng hái xông pha, trong khi Thái Âm thích sự nhàn tản, lãng mạn. Hai sao hợp lại thường có bề ngoài mềm dẻo bề trong cứng cỏi, nhưng có lúc hoàn toàn ngược lại, rất khó xác định. Thích ở vị trí thủ lãnh, nhưng rất khó đóng trọn vai trò này là vì những mâu thuẫn như đã kể.
Ưu điểm: Không tham danh lợi, thích làm việc nghĩa, thích đóng vai người hùng cứu khổn phò nguy, đầu óc thông minh, học hỏi hiểu biết nhanh.
Khuyết điểm: Nhiều mâu thuẫn, nhiều khi suy nghĩ trước sau trái ngược, ý chí không cứng cỏi, tình cảm bất định. Luôn cho rằng mình hơn người khác, dễ trở thành bệnh tưởng. Hôn nhân thiếu hòa thuận, không gần gũi người thân.
(Đàm thiên thuyết địa thoại Tử Vi - Lý Phật)
Trong chủ đề thì nói về Nhật Nguyệt phản bối (Nhật Tuất, Nguyệt Thìn), còn trong bài viết thì nói về Nhật Thìn Nguyệt Tuất???
hôm nay tại hạ vô tình phát hiện ra 1 việc là thái dương ở thìn và thái âm ở tuất, trong khoa tử vi 2 sao này ở 2 vị trí này ai cũng biết là đúng vị trí , đều vượng địa sáng sủa, hay gọi là cách nhật nguyệt tịnh minh.
2 cung thìn tuất này giăng ngang qua lá số ,cũng là nơi có 2 sao thiên la địa võng,,, mình vốn ko thích những gì lừa lọc dối trá , nghe tên 2 sao mà đất của 2 sao này vốn đã thấy ko ưa trong lòng . thái dương thái âm cũng tượng trưng cho cha mẹ , và 2 con mắt.
người có lá số 2 ngôi sao này ở 2 vị trí này.... thường là bạc duyên với cha mẹ, ko đc che chở bảo bọc từ nhỏ. ... người có 2 con mắt dương âm như vậy nhìn 2 con mắt sẽ ko giống nhau, bên vui bên buồn chứ ko phải lé nhé.
Nói về Nhật Nguyệt sáng sủa hay phản bối (hãm địa) vậy?
Nếu nói về Nhật Thìn Nguyệt Tuất thì không đúng đâu!
vậy thì so ra. tính tới tính lui.... 2 sao này ở 2 vị trí gọi là đắc địa của nó .... toàn là chuyện ko tốt, vậy rốt cục cách này có đc lợi ích gì.... bần đạo chưa hiểu mong thĩnh giáo các vị cao tăng !!
Nhật tại Thìn, Nguyệt tại Tuất chỉ ok thôi chứ không phải cách cục ngon lành đâu (Nhật tại Thìn tốt hơn Nguyệt tại Tuất).
Trên Nhật tại Thìn có Nhật tại Mão Tỵ Ngọ, ngay cả Nhật tại Dần cũng không tồi. Trên Nguyệt tại Tuất có Nguyệt tại Hợi, Tí, Dậu. Thế nên Nhật Nguyệt Thìn Tuất không phải tuyệt vời!
Mệnh an tại Sửu, Mùi có Nhật-Nguyệt đồng thủ, mặc dù không phải là những vị trí miếu vượng của Nhật-Nguyệt nhưng cũng là người khá thông minh vì đó là bản chất thuần túy của vầng Nhật-Nguyệt. Tuy nhiên vì hai nguồn ánh sáng nằm cùng với nhau cho nên Nhật-Nguyệt tự che lấy ánh sáng của nhau.
Nhật là Thái Dương, là mặt trời. Nguyệt là Thái Âm, là mặt trăng. Hai vầng Nhật Nguyệt là 2 trong 14 chính tinh của khoa Tử Vi. Những đặc tính của Nhật Nguyệt rất thực tế. Mặt trời là nguồn năng lượng lớn nhất đối với quả đất của chúng ta cho nên người có Thái Dương thủ Mệnh là người rất năng động. Dù nam hay nữ tính tình cũng có phần nóng nảy.
Từ cổ chí kim mặt trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân cho nên người có Thái Âm thủ Mệnh thường mang tính đa sầu, đa cảm. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn bản chất của mỗi sao trước khi có cái nhìn khái quát về mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.
Thái Dương thuộc nam đẩu tinh, hành Hỏa, miếu địa ở Tỵ, Ngọ tức là mặt trời vào lúc giữa trưa, và vượng địa ở Dần, Mão, tức là mặt trời lúc bình minh. Ở 4 vị trí trên, Thái Dương chủ về sự thông minh, lòng nhân đức, tài lộc và uy quyền. Thái Dương rất hợp với người Dương Nam, Dương Nữ, và những người sinh vào ban ngày.
Thái Âm thuộc bắc đẩu tinh, hành Thủy, miếu địa ở Dậu, Tuất, Hợi, là lúc mặt trăng tỏa sáng nửa đêm, vượng địa ở hai cung Thân (lúc trăng mới mọc), và Tí (lúc trăng sắp tàn) Ở những vị trí miếu vượng, Thái Âm là sự nhân từ, tánh đa sầu, đa cảm và lãng mạn, có khiếu về văn chương, nghệ thuật. Đồng thời Thái âm cũng chủ sự giàu có về điền sản như nhà cửa, đất đai…Thái Âm đặc biệt phò trì cho người Âm Nam, Âm Nữ, những người mạng Mộc, Thủy, và người sinh vào ban đêm, nhất là sinh vào những đêm trăng tròn 15, 16 thì càng tuyệt hảo.
Trong cơ thể, Nhật Nguyệt tượng trưng cho đôi mắt. Trong gia đình, Thái Dương là ông, là cha, là chồng, Thái Âm là bà, là Mẹ, là vợ…Điều này rất rõ khi cung hạn có Nhật hay Nguyệt tọa thủ thì những gì xảy ra trong hạn đó không những là cho chính bản thân của mình mà còn nói lên những sự việc xảy ra cho chồng, cho vợ, cha mẹ, ông bà của đương số nữa. Sự biểu tượng này cũng nói lên tình cảm hay sự gần gũi mật thiết trong cuộc sống giữa người con đối với cha hay mẹ. Chẳng hạn, khi chúng ta thấy lá số của một người có Thái Dương thủ Mệnh thì người này chịu ảnh hưởng tánh tình của cha nhiều hơn, có thể sẽ nối nghiệp cha, hoặc có thể vì hoàn cảnh, đương số sẽ sống gần gũi và hợp với cha nhiều hơn là với mẹ.
Khi nói đến hai sao Nhật Nguyệt, khoa Tử Vi có một nguyên tắc mà chúng ta thường nghe là: “Chính bất như chiếu” nghĩa là: Nhật Nguyệt chiếu Mệnh tốt hơn thủ Mệnh. Điều này nghĩ cũng hợp lý, rất thực tế. Chẳng hạn như chúng ta đặt một ngọn đèn ngay trước mặt mà đọc sách thì ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt sẽ làm cho mắt bị chói và mau mỏi mệt hơn là để ngọn đèn chiếu lên chụp đèn, hay chiếu vào tường rồi phản chiếu vào trang sách.
Chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn khi đi sâu vào trường hợp Nhật Nguyệt đồng cung. Trong 12 cung của lá số, bộ Nhật Nguyệt chỉ đồng cung ở hai vị trí Sửu, Mùi tạo nên một mẫu người khá đặc biệt gọi là mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.
Nhật Nguyệt Đồng Lâm cũng giống như hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực. Nghĩa là trong một khoảng thời gian nào đó, mặt trời, mặt trăng, và trái đất cùng ở một đường thẳng. Như chúng ta đã thấy, khi Nhật Thực hay Nguyệt Thực thì mặt trăng che mặt trời hoặc mặt trời che mặt trăng, cho nên ánh sáng mờ mờ ảo ảo, ngày chẳng ra ngày, đêm cũng không giống đêm. Đó chính là nét đặc thù đầu tiên của mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.
“Những người bất hiển công danh
Cũng bởi Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi.”
Ý nghĩa thật quá rõ ràng: Những người có Mệnh an tại Sửu/Mùi, có Nhật Nguyệt tọa thủ thì một đời công danh cũng như sự nghiệp khó lòng được như ý. Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt mà chúng ta sẽ bàn đến sau.
Mệnh an tại Sửu/Mùi có Nhật-Nguyệt đồng thủ, mặc dù không phải là những vị trí miếu vượng của Nhật-Nguyệt nhưng cũng là người khá thông minh vì đó là bản chất thuần túy của vầng Nhật-Nguyệt. Tuy nhiên vì hai nguồn ánh sáng nằm cùng với nhau cho nên Nhật-Nguyệt tự che lấy ánh sáng của nhau như đã nói ở trên. Vì vậy người Nhật Nguyệt Đồng Lâm có trí nhớ kém và thường hay có những quyết định lầm lẫn, mãi cho đến khi việc đã xong, quay mình nhìn lại thì mới thấy ân hận tại sao lúc đó mình làm như vậy. Nhật-Nguyệt là biểu tượng của ngày và đêm, và cũng là biểu tượng của Âm và Dương trong vũ trụ cho nên người có Nhật Nguyệt thủ hay chiếu Mệnh thường có năng khiếu về ngành điện tử, điện toán, vi tính v.v…
Nhật - Nguyệt đồng cung cũng như Nhật Thực, Nguyệt Thực là khoảng thời gian mà ánh sáng và bóng tối hòa lẫn với nhau, trắng đen lẫn lộn, và như chúng ta thường gọi là lúc tranh tối tranh sáng. Bởi thế, người Nhật Nguyệt Đồng Lâm thần kinh dễ bị suy yếu, hay bị những chứng nhức đầu kinh niên, căng thẳng thần kinh, dễ bị xúc động, và chắc chắn một điều là hai mắt kém, có nhiều bệnh tật khi còn bé.
Riêng đối với phái nữ, người Nhật Nguyệt Đồng Lâm mỗi lần có kinh nguyệt thường bị đau bụng dữ dội hơn những người khác. Và họ thường hay bị những chứng bệnh mà đông y gọi là bệnh khí huyết.
Nếu nói như vậy, Mệnh có Nhật-Nguyệt đồng thủ tại Sửu/Mùi thì đây không phải là một cách tốt, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như sau:
1. Mệnh có Nhật Nguyệt tọa thủ tại Sửu/Mùi mà có Tuần án ngữ, và được các văn tinh như Xương Khúc, Khôi Việt, Quang Quí, Thai Tọa, Đào Hồng Hỷ hội hợp thì trở nên tốt. Đây là số của những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, những người làm ngành truyền thông, hay là giới văn nghệ sĩ danh tiếng và có địa vị trong giới văn chương, nghệ thuật.
2. Mệnh có Nhật Nguyệt đồng thủ tại Sửu Mùi, có Hóa Khoa, Hóa Lộc đồng cung hay xung chiếu, hay hợp chiếu thì lại trở nên tốt đẹp. Công danh sự nghiệp vững vàng, có quyền cao chức trọng trong xã hội.
Tóm lại, ngoài hai trường hợp vừa nêu trên, Nhật Nguyệt Đồng Lâm ở Sửu/Mùi thì cuộc đời cũng được cơm no áo ấm nhưng đây là mẫu người bất đắc chí, có khả năng mà không gặp được thời vận điển hình như nhà thơ Tú Xương ngày trước.
Cũng là Nhật-Nguyệt đồng cung, nhưng đúng với nguyên tắc căn bản mà chúng ta đề cập ở trên “Nhật Nguyệt chiếu Mệnh tốt hơn thủ Mệnh” Như vậy nếu Mệnh an ở Sửu được Nhật Nguyệt đồng cung ở Mùi xung chiếu thì chắc chắn tốt hơn Nhật-Nguyệt tọa thủ tại Mệnh. Và phú Tử Vi cũng khẳng định điều này: “Nhật Nguyệt đồng Mùi, Mệnh an Sửu, hầu bá chi tài.” Trong trường hợp này nếu Mệnh có Tuần án ngữ để giữ ánh sáng của Nhật-Nguyệt, và có Hóa Kỵ thủ Mệnh như vầng mây ngũ sắc làm tăng thêm độ sáng cho Nhật-Nguyệt. Được cách này, công danh phú quý càng rực rỡ và bền vững hơn.
Như vậy, khi nói đến mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm, chúng ta phải phân biệt 2 trường hợp. Nếu Nhật-Nguyệt đồng thủ Mệnh thì cuộc đời được mô tả khái quát như câu:“Những người bất hiển công danh, cũng vì Nhật-Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi”; nếu Nhật-Nguyệt đồng cung xung chiếu Mệnh thì công danh sự nghiệp chắc chắn sẽ trong tầm tay.
Nhưng cho dù ở trường hợp nào thì mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm giống nhau ở chỗ mắt yếu, nhức đầu kinh niên, thần kinh dễ rối loạn, trí nhớ kém, phái nữ thường bị đau bụng dữ dội khi hành kinh. Năng khiếu nổi bật nhất của họ là văn chương và nghệ thuật.