Sau khi bão số 3 càn quét Quảng Ninh, hàng chục tàu du lịch neo đậu tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, TP Hạ Long bị chìm chưa thể trục vớt. Theo lời các nhân viên làm việc tại đây, thiệt hại ước tính hàng chục tỷ.
Nguy cơ xung đột vũ trang năm 2027 ?
Trở lại với câu hỏi nếu bị Trung Quốc thôn tính, Đài Loan có khả năng kháng cự hay không ? Trong bài phân tích về « khả năng của Hải Quân Đài Loan đương đầu với cuộc tấn công Trung Quốc », Hugues Eudeline, giám đốc nghiên cứu Viện Thomas More Institut của châu Âu (hai văn phòng chính đặt tại Bruxelles và Paris) cho rằng không dễ để Bắc Kinh thâu tóm Đài Loan về mặt quân sự.
Cả hai đảng phái chính trị tại Đài Loan là Quốc Dân Đảng và Dân Tiến cùng thiên về khả năng « Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc mở một chiến dịch ở quy mô lớn ngay từ 2027 » nhắm vào hòn đảo này, nhưng chắc chắn là phải có một sự chuẩn bị rất kỹ trước khi ra tay bởi Bắc Kinh thừa biết « nhờ công nghệ cao, Đài Loan có cả một mảng công nghiệp quốc phòng rất tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển tên lửa tầm xa và vũ khí đó có thể nhắm tới một số căn cứ » nơi lính Trung Quốc tham gia vào chiến dịch tấn công Đài Loan.
Cũng đừng quên rằng, với sự hỗ trợ của nhiều nước bạn, Đài Loan đã tự chế tạo tàu ngầm có khả năng tác chiến rất uyển chuyển và thích hợp với địa hình của hòn đảo này. Chúng lại được trang bị vũ khí tối tân do Mỹ cung cấp cho Đài Bắc …
Do vậy chuyên gia Hugues Eudeline thiên về kịch bản nếu tấn công Đài Loan, phía Trung Quốc trước hết có thể sẽ nhắm tới một vài địa điểm như đảo Thái Bình ở khu vực Trường Sa hay Mã Tổ, Ô Khâu, Kim Môn… không quá xa đất liền.
Trong trường hợp này lính Trung Quốc không nhất thiết phải vượt eo biển Đài Loan. Bắc Kinh qua đó giảm thiểu được nguy cơ phải đối mặt với mìn và tên lửa chống hạm của Hải Quân Đài Loan.
Hơn nữa, nếu chỉ nhắm vào những hòn đảo vừa nêu, Bắc Kinh đánh cược là nếu có đáp trả, thì Đài Loan sẽ phản ứng chừng mực, tránh một cuộc leo thang quân sự. Điều mà Trung Quốc ngại hơn cả, theo chuyên gia này là « tên lửa tầm xa » Đài Loan có khả năng bắn tới các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là điều Bắc Kinh không muốn trông thấy. Những cơ sở, đường băng quân sự mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở các đảo nhân tạo Subi, tại bãi Vành Khăn hay Đá Chữ Thập … nằm trong chiến lược tăng cường hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh không dại tạo cơ hội cho Đài Loan để làm « suy yếu chuỗi đảo đầu tiên mang tính sống còn đối với kinh tế của Trung Quốc và làm suy yếu hệ thống phòng thủ trên biển » mà Bắc Kinh đã dày công xây dựng từ nhiều năm qua.
Một khả năng khác là phong tỏa toàn bộ Đài Loan nhưng trong trường hợp đó, theo Hugues Eudeline, chắc chắn Mỹ sẽ can thiệp. Kèm theo đó có thể sẽ là một cuộc xung đột với những hậu quả khó lường.
Do vậy « ngày nào mà Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên trạng hiệp ước Taiwan Relations Act và vẫn duy trì được các kênh tiếp tế hậu cần cho Đài Loan, khó để cho quân đội Trung Quốc chiếm trọn được hòn đảo này ».
Đài Loan có cái may mắn là nằm trên một tuyến đường giao thương huyết mạch đối với nền công nghiệp của Trung Quốc, tức là đối với ổn định trong xã hội của quốc gia châu Á này. Nhà nghiên cứu thuộc trung tâm Thomas More kết luận : « Nếu xảy ra xung đột vũ trang, hệ thống chính trị của Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá đắt trong trung hạn ».
Chợ nổi Cái Răng được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016. Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh, từng bình chọn chợ nổi Cái Răng là 1 trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới bởi sự “rực rỡ sắc màu nhiệt đới”.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là biểu tượng ấn tượng nhất của du lịch xứ Cửu Long Giang đang đứng trước nguy cơ sẽ biến mất trong khoảng 5 - 10 năm nữa, nếu không có giải pháp bảo tồn, phát triển phù hợp. Thực tế, hiện nay, chợ nổi Cái Răng đang ngày càng giảm sức hấp dẫn trong mắt du khách. Anh Trần Công Đức, một du khách đến từ Bình Dương bày tỏ: “Tôi có hơi thất vọng khi đến chợ nổi lần này, vì nó không giống như những gì tôi nghĩ. Các hoạt động buôn bán của thương hồ không nhiều. Các sản phẩm trên các bè cũng không phong phú. Chỉ có một số ghe xuồng thấy khách đến thì tấp ghe vào bán nước, bán trái cây, đồ ăn sáng thôi. Không có nhiều thứ để xem, để trải nghiệm”.
Chị Nguyễn Mai Hương - nữ du khách đến từ Hà Nội cũng có nhận xét, chợ nổi Cái Răng không có sự khác biệt, đặc sắc so với các điểm du lịch khác ở Cần Thơ. Chợ cũng bày bán trái cây, các loại bánh trái đặc sản như các điểm khác. Có khác một chút là khi ghe chở khách vừa tới là có ghe của người dân đậu cặp, mời uống cà phê, ăn sáng ngay trên ghe.
"Điều này khá thú vị, không giống ở những nơi khác, nhưng như vậy là chưa đủ để chợ nổi Cái Răng hấp dẫn. Khách như tôi muốn thấy cảnh sinh hoạt của người dân sống trên ghe, mua bán trên ghe. Điều này tôi đã từng thấy khoảng chục năm trước đó khi đến chợ này”, nữ du khách cho ý kiến.
Du khách đa phần tìm đến chợ nổi là để được đắm mình trong không gian mua bán tấp nập, tiếng nói cười xôn xao, tiếng hò, tiếng rao trên chiếc thuyền tam bản chất đầy các loại trái cây - một nét rất riêng và đặc sắc của người miền Tây. Hiện tại, chợ nổi vẫn còn, nhưng thưa thớt thuyền, vì cái hồn của chợ nổi là thương hồ đã dần thưa vắng. Bởi theo các thương hồ, họ không thể sống đời chợ gạo, nước sông mãi được nên dù có tiếc nuối cũng đành bỏ ghe xuồng tìm đường mưu sinh khác.
Chị Lê Thị Cúc, phường Tân An, quận Ninh Kiều cho biết: Hơn 15 năm trước chị có ghe mua bán hàng bông ở chợ Cái Răng. Chị chuyên bán những lại rau củ đặc sản của xứ khác, rồi đón mua trái cây của các vùng lân cận mang lên bờ bán lại. Bây giờ thời buổi hiện đại, nông dân vừa trồng xuống là người ta đã ký hợp đồng bảo đảm giá và thu mua tại vườn rồi. Ai cũng tiếc nuối, nhưng nói thật, nhớ lại cảnh lênh đênh sông nước chị sợ lắm. Tất cả đều ăn uống, xả thải trên sông, nhiều gia đình lo mua bán sơ hở chút là mất con luôn.
Nhiều ý kiến cho rằng, thương hồ là linh hồn, là những người làm nên chợ nổi. Muốn giữ chợ trước hết phải giữ được thương hồ. Nhưng có lẽ chính quan điểm này là khởi nguồn của sự bế tắc.
Mong muốn khôi phục lại nguyên bản cảnh nhộn nhịp của hàng trăm tàu, thuyền, ghe buôn bán trái cây, rau củ, gạo, hải sản cùng tụ về một khúc sông cùng thời điểm, là điều không khả thi và nếu cố làm cho được thì vô cùng tốn kém và nhanh chết yểu. Kể cả ý tưởng kêu gọi các thương hồ ra buôn bán ngã ba sông, chính quyền sẽ bù lỗ cũng không phải là kế sách lâu dài.
Cùng với nhịp sống đô thị hóa, hệ thống đường bộ ở ĐBSCL ngày càng hoàn thiện, phủ kín hầu khắp các xã, huyện, giao thông thủy giảm hẳn. Việc vận tải hành khách, hàng hóa bằng tàu thuyền dần được thay thế bằng xe tải, xe khách với khối lượng lớn, tốc độ cao, khoảng cách xa và cơ động. Nhà ở từ chỗ quay mặt ra sông, kênh rạch nay quay ra đường và di chuyển từ nơi này qua nơi khác bằng xe máy thay cho ghe, thuyền.
Hơn nữa, khi điện thoại di động phủ kín, việc mua hàng Online và giao hàng tận nơi trở thành chuyện thường ngày. Thực tế cho thấy, hầu hết thương hồ bỏ sông nước lên bờ làm ăn, mua xe hơi chạy hàng. Nền kinh tế sông nước mang đặc tính tự cung, tự cấp, tự nhiên về cơ bản đã hoàn thành vai trò lịch sử.
Trong bối cảnh như thế, muốn bảo tồn chợ nổi, ngoài giữ chân thương hồ cần nhìn nhận vấn đề bao quát hơn nữa, tính toán đến trường hợp không thể phục hồi nguyên vẹn giá trị của chợ nổi, thì cần thay bằng một mô hình chợ nổi theo một cách khác.
Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta có thể học hỏi theo mô hình chợ nổi của các nước trong khu vực. Có thể tìm các khúc sông hẹp hơn, con nước êm hơn và không ảnh hưởng đến giao thông thủy. Khu vực này là tổ hợp các công trình cố định trên bờ và nổi trên mặt nước như khách sạn, nhà hàng, quán xá, cửa hàng bán thực phẩm, đồ lưu niệm, quán cà phê, Casino, sân khấu dành cho biểu diễn ca nhạc, thời trang... Các thuyền cố định kết thành mảng và các thuyền di động chở khách du ngoạn trên sông cùng với công viên, vườn hoa trên bờ sông.
Cô Trần Ánh Nguyệt (xã Phú Thứ, phường Cái Răng), nguyên là cán bộ giảng dạy Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ, cô may mắn đi được nhiều nơi du lịch có chợ trên sông, với nhiều mô hình khác nhau vô cùng hấp dẫn. Chợ nổi Cái Răng mang nét văn hóa truyền thống của nông dân sông nước miệt vườn, nhưng chúng ta không thể đòi hỏi quá nhiều về sự tồn tại nhộn nhịp nữa, bởi chúng ta kêu gọi nông dân hội nhập giao thương, hàng hóa xuất khẩu...
Bên cạnh đó, người dân thì có mức sống cao hơn thực phẩm chọn lọc, trái cây, hàng hóa có nhãn mác, có chỉ dẫn địa lý... Với nhịp sống hiện nay, dù chính quyền kêu gọi tiểu thương xuống mua bán trên sông họ cũng không thể phát triển được.
Tuy nhiên, nếu được đầu tư đúng mức, có chiến lược phát triển và bảo tồn đúng hướng, phù hợp với thực tiễn hiện nay, thì chợ nổi sẽ tránh được nguy cơ "chìm" để thêm cơ hội cho du lịch phát triển và phát huy đúng tầm Di sản phi vật thể Quốc gia.