Ngày 17/01/2022, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an đối với hai đồng chí Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương và Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Đồng chí Lê Quảng Ba đứng giữa. Ảnh tư liệu
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đồng chí được giao nhiều trọng trách ở những địa bàn phức tạp. Khi thành lập các đại đoàn quân, đồng chí Lê Quảng Ba là một trong những Đại đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (Đại đoàn trưởng Đại đoàn 316).
Trong quá trình chỉ đạo chuẩn bị đợt tấn công thứ 3 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh nhiệm vụ của Đại đoàn 316 là phải tiêu diệt các cứ điểm A1, C1 và C2 mà ta chưa hoàn thành trong đợt 2. Đồng chí Lê Quảng Ba đã thay mặt cấp ủy, chỉ huy Đại đoàn 316 đề xuất phương án hạ cứ điểm Đồi A1 bằng quả bộc phá.
Ngay khi được giao nhiệm vụ, đồng chí Lê Quảng Ba đã tìm gặp đồng bào địa phương để tìm hiểu cái gọi là "hầm ngầm" trên đồi A1. Có thể đó là căn hầm trước đây quân Nhật xây để tránh máy bay quân Đồng minh, được quân Pháp cải tạo thành hầm ngầm với lớp đất dầy bên trên nên khá kiên cố. Chính vì thế, quân ta đã tổ chức nhiều lần tấn công và thương vong không ít mà vẫn chưa đánh chiếm được.
Giữa tháng 4-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng Chiến dịch đã dành thời gian nghe Đại đoàn trưởng 316 Lê Quảng Ba báo cáo về "chiếc hầm kiên cố trên đỉnh A1" và đề đạt phương án đào hầm vào thẳng “ruột” điểm cao A1, đưa một lượng bộc phá lớn vào để công phá cứ điểm quan trọng này.
Vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 6-5-1954, đồi A1 phát ra tiếng nổ, khói phụt lên cao và tạo ra cảm giác như động đất nhẹ trong vài giây. Một sĩ quan Pháp (Erwan Bergot) - tác giả cuốn sách "170 ngày của Điện Biên Phủ" đã kể lại: “Mọi người nghe thấy một tiếng gì đó như sấm dưới chân, làm rung chuyển đất ở trong lòng đỉnh đồi. Tiếng sấm rền lan rộng. Mặt đất trồi lên đột ngột như nắp vung chiếc nồi hơi. Một thứ hơi nóng lan ra, những tảng đất nặng hàng tấn, quyện trong những dòng thác lũ lửa bị hất tung lên cao. Đỉnh đồi Eliane 2 (đồi A1) vụt biến đi như bị núi lửa phá”.
Quân ta đã tiêu diệt cứ điểm cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ, làm chủ khu lá chắn phía Đông, tạo nên một cục diện hoàn toàn ở phân khu trung tâm. Kể cả Sở chỉ huy của tướng De Castries đã bị đặt dưới tầm hỏa lực bắn thẳng của quân ta. Giờ cáo chung của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã đến.
Đồng chí Lê Quảng Ba được thụ phong quân hàm Thiếu tướng năm 1958, là tướng lĩnh người Tày đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Lê Quảng Ba được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông được cử làm Trưởng ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ…
Ông mất năm 1988, hưởng thọ 73 tuổi.
1. Sách “Tướng lĩnh Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ”; sưu tầm, tuyển chọn: SÔNG LAM - DŨNG QUYẾT; NXB Văn Học 2014.
2. https://quochoitv.vn/chuyen-it-biet-ve-nguoi-dan-duong-dua-bac-ho-tro-ve-pac-bo
3. Cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Thieu-tuong-Le-Quang-Ba---nguoi-bao-ve-lanh-tu-Nguyen-Ai-Quoc-ve-Pac-Bo
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son lịch sử xem các tin, bài liên quan.
Đại tướng Phan Văn Giang - bộ trưởng Bộ Quốc phòng (bên phải) và các lãnh đạo tham dự diễn tập tác chiến phòng thủ - Ảnh: X.H.
Ngày 1-12, tại Bình Dương, Bộ Quốc phòng khai mạc diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7 với sự tham dự, chỉ đạo của Đại tướng Phan Văn Giang - bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo diễn tập là Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trưởng Ban chỉ đạo diễn tập.
Tham dự khai mạc diễn tập tác chiến phòng thủ còn có các lãnh đạo của Bộ Quốc phòng, các phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 7.
Đại tướng Phan Văn Giang - bộ trưởng Bộ Quốc phòng - phát biểu chỉ đạo tại diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7 ngày 1-12 - Ảnh: X.H.
Phát biểu chỉ đạo diễn tập, Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định mục đích của cuộc diễn tập nhằm nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy, phối hợp hiệp đồng của Quân khu 7 với các lực lượng trong tổ chức chuẩn bị và thực hành tác chiến phòng thủ.
Thông qua diễn tập nhằm điều chỉnh, bổ sung quyết tâm, kế hoạch tác chiến, hoàn chỉnh quy hoạch thế trận quân sự trong phòng thủ quân khu, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Bộ trưởng Phan Văn Giang lưu ý các lực lượng tham gia diễn tập chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, quy định của Ban chỉ đạo diễn tập Bộ Quốc phòng.
Đồng thời cần giữ mối quan hệ, đoàn kết tốt giữa các cơ quan, đơn vị và chính quyền, nhân dân địa phương trên địa bàn.
Đối với các đơn vị tham gia thực binh phải chấp hành nghiêm nguyên tắc, quy trình trong quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong thực hiện nhiệm vụ.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các địa phương trong địa bàn Quân khu 7 tham dự diễn tập - Ảnh: X.H.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng đề nghị các đại biểu tham quan diễn tập cần nghiên cứu, nắm chắc những vấn đề huấn luyện; việc vận dụng lý luận, nghệ thuật quân sự vào thực tế để làm cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị huấn luyện, diễn tập sát với yêu cầu nhiệm vụ.
Cuộc diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7 là một hoạt động quân sự quy mô lớn. Nội dung diễn tập phòng thủ được tiến hành qua ba giai đoạn: chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chuẩn bị tác chiến phòng thủ và thực hành tác chiến phòng thủ với các vấn đề huấn luyện cơ bản.
Cuộc diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7 tiến hành từ ngày 1 đến 4-12.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của các cơ quan đơn vị trong lực lượng vũ trang, địa phương trên địa bàn Quân khu 7, các quân, binh chủng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.