LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_10250912052019Read less
Kết nối, tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng xoài
Cập nhật ngày: 28/04/2023 17:56:46
ĐTO - Chiều ngày 28/4, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị kết nối, tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng xoài. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.
Đồng Tháp là một trong những vựa xoài lớn nhất vùng ĐBSCL với tổng diện tích 14 ngàn ha, trong đó, xoài cát Hòa Lộc chiếm 19%, xoài cát chu chiếm 41,3%, xoài tượng da xanh chiếm 35,7, xoài khác chiếm 4%. Sản lượng hàng năm đạt 185 ngàn tấn. Không chỉ phát triển về diện tích, sản lượng, chất lượng xoài Đồng Tháp ngày càng được nâng cao thông qua việc chăm sóc, thu hoạch theo quy trình sản xuất an toàn, hướng hữu cơ. Toàn tỉnh hiện có 296 vùng trồng xoài được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản…
Đồng Tháp đề ra mục tiêu hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng xoài của tỉnh hiệu quả, bền vững, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và thị trường xuất khẩu; tổ chức liên kết chặt chẽ trong từng khâu sản xuất, kiểm soát được chất lượng và liên kết tiêu thụ sản phẩm; gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Trong đó, tỉnh luôn chú trọng phát triển ngành hàng xoài thành mũi nhọn theo hướng chuyên canh quy mô lớn, theo tiêu chuẩn, đặt hàng của DN.
Bên cạnh đó, ứng dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và chú trọng xây dựng mã số vùng trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc hướng đến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu; lồng ghép với quảng bá du lịch…
Tại hội nghị, các đại biểu đề xuất tỉnh nhiều giải pháp nhằm phát triển ngành hàng xoài. Trong đó, chú trọng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các hiệp hội ngành hàng, DN tập trung thúc đẩy tiêu thụ nội địa; phát triển và nhân rộng các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ, giúp ổn định giá cả và đầu ra cho bà con nông dân; ứng dụng và đẩy mạnh phát triển các hình thức tiêu thụ nông sản thông qua các hình thức phân phối bán lẻ online, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu…
Cách xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hải quan 2014 thì cách xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thực hiện như sau:
- Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa.
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 Luật Hải quan 2014 nhưng không được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Số thuế chính thức phải nộp căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
Đồng thời, tại Điều 4,5,6 Thông tư 05/2018/TT-BTC có quy định về cách xác định hàng hóa nhập khẩu, cụ thể:
- Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là: Hàng hóa đó phải có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.
- Việc xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu sẽ dựa vào 02 quy tắc:
+ Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi:
Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
+ Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi:
Hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BTC để hướng dẫn Điều 8 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu gồm giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC thì trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, gồm:
- Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 33: 01 bản chính;
- Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 33 trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp;
- Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp.
- Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.
Phụ lục I: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/Phu-luc-I.doc
Phụ lục II: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/Phu-luc-II.doc
Phụ lục III: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/Phu-luc-III.doc
Hội thảo thu hút gần 150 đại biểu, đại diện doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trong các ngành nghề sản xuất công nghiệp, nông sản thực phẩm, dệt may, ngân hàng, tài chính, logistic, dược phẩm… tham dự.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, những năm qua, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan không ngừng được mở rộng và phát triển. 2 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam-Thái Lan đạt 3 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 1,2 tỷ USD, tăng hơn 12% so cùng kỳ năm 2022. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 1,8 tỷ USD, giảm khoảng 15% so cùng kỳ năm 2022.
Riêng về kim ngạch thương mại song phương giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Thái Lan trong 2 tháng đầu năm này ước đạt 385 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh sang Thái Lan đạt 110 triệu USD.
Đại biểu phát biểu ý kiến tại hội thảo.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan có nhiều nét tương đồng, đặc biệt là nhóm ngành nông, thủy sản.
Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự nắm bắt được thị hiếu, sở thích, thói quen tiêu dùng của người Thái, nên khâu chế biến, bao gói chưa đáp ứng được nhu cầu, sự ưa chuộng của người tiêu dùng Thái Lan.
Cũng theo ông Nguyễn Tuấn, các kênh phân phối tại Thái Lan khá đa dạng gồm chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đại siêu thị… Mỗi kênh có đặc thù riêng về giá cả, bao bì đóng gói, cho nên doanh nghiệp Việt cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng, nhất là các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình và các điều kiện để xin giấy chứng nhận nhập khẩu.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt nên tăng cường tham dự các hội chợ triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác phù hợp, quảng bá thương hiệu, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam với chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh.
Thông qua Hội thảo, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh hy vọng sẽ mang đến cho các doanh nghiệp những thông tin hữu ích về thị trường Thái Lan để tìm kiếm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Thái Lan.