Tìm Hiểu Về Cà Phê Arabica

Tìm Hiểu Về Cà Phê Arabica

Việt Nam – Một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Cùng tìm hiểu thị trường cà phê để hiểu hơn vai trò cà phê trong đời sống người Việt Nam

Khí hậu Việt Nam có thích hợp với cà phê không?

Chắc chắn rồi. Sự kết hợp giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và khí hậu nhiệt đới ở miền Trung và miền Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cà phê và giúp Việt Nam tiếp tục là một trong những nước dẫn đầu về thị trường sản xuất cà phê.

Cà phê được sản xuất, chế biến và bảo quản như thế nào tại Việt Nam

Bí mật hàng đầu về chất lượng cà phê được phục vụ tại Việt Nam ẩn trong phương pháp sản xuất, chế biến và bảo quản độc đáo. Quy trình sản xuất và sự pha trộn giữa các hạt cà phê mang đến cho cà phê Việt Nam hương vị và hương thơm đặc trưng. Rất nhiều đồn điền hạt cà phê Việt Nam được tìm thấy ở Đà Lạt, nơi được mệnh danh là “Châu Âu của Việt Nam”. Điều này là do khí hậu trong lành vườn và cảnh quan đồi núi với nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cà phê.

Cà phê vối được biết đến là loại cà phê có hàm lượng caffein cao và còn có khả năng chống sâu bệnh. Các nhà sản xuất cà phê vối đã nắm vững nghệ thuật cân đối giữa phân bón và cung cấp nước để nâng cao năng suất mà không làm suy giảm sức khỏe của cây cà phê. Đây là một lợi thế lớn của cà phê Robusta so với cà phê Arabica. Nếu đó là cà phê Arabica, những thay đổi mạnh mẽ đối với đầu vào, chẳng hạn như phân bón và cung cấp nước có thể dễ dàng làm hỏng chất lượng sức khỏe của cây cà phê, làm giảm năng suất hơn nữa.

Các nhà sản xuất cà phê Robusta ở Việt Nam đã biết rằng việc bảo quản và vận chuyển loại cà phê này khá dễ dàng hơn so với cà phê Arabica. Về mặt này, họ chỉ phải chịu chi phí sản xuất và chế biến thấp, không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm xuất khẩu. Điều này là do cà phê Robusta không phụ thuộc vào nhiều yêu cầu bảo quản so với cà phê Arabica. Cà phê arabica đòi hỏi các phương tiện xử lý và bảo quản đắt tiền hơn, chẳng hạn như cài đặt thời tiết cực kỳ mát mẻ. Bên cạnh đó, cà phê Arabica phát triển ở các vùng cận nhiệt đới ở độ cao khoảng 1800-3600 feet so với mực nước biển. Điều này cũng bao gồm các vùng nhiệt đới cao khoảng 3600-63000 feet trên mực nước biển.

Cà phê vối có khả năng chịu nhiệt tương đối tốt. Nó được trồng ở mực nước biển khoảng 3000 feet và ở các vùng nhiệt đới. Nhiệt độ hoàn hảo cho cà phê Robusta nằm trong khoảng từ 24 độ C đến 30 độ C, trong khi nhiệt độ hoàn hảo cho cà phê Arabica là từ 15 độ C đến 24 độ C.

Việt Nam tập trung nhiều hơn vào cà phê Robusta, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong xuất khẩu cà phê so với cà phê Arabica, vốn chiếm tỷ lệ nhỏ đáng kể trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Robusta là cây trồng chủ lực của Việt Nam và người nông dân đang bắt đầu nhận thấy xu hướng tăng tỷ lệ xuất khẩu, đặc biệt là trong năm 2019 và 2020. Xuất khẩu cà phê Arabica ở Việt Nam chỉ chiếm 4% đến 5% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam. Ngoài ra, diện tích trồng cà phê arabica chỉ chiếm 6% toàn vùng. Về vấn đề này, xuất khẩu cà phê arabica đang gặp rất nhiều thách thức khi vận chuyển, bảo quản và chế biến. Tương lai xuất khẩu cà phê Arabica của Việt Nam không có nhiều triển vọng so với cà phê Robusta đang được mùa trong nhiều năm qua.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2019 và 2020 ước đạt khoảng 28 triệu bao. Điều này bao gồm cà phê rang, xay cũng như hòa tan. Điều này phụ thuộc vào tỷ lệ sản xuất tăng ở Việt Nam và lượng tồn kho cuối kỳ. Việt Nam tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm cà phê sang các nước như Đức, Ý và Mỹ. Ba quốc gia này vẫn là những người mua và tiêu thụ cà phê hàng đầu của Việt Nam.

Mặc dù năm 2018 và 2019 có tỷ lệ xuất khẩu cà phê thấp, khoảng 13 triệu bao sản phẩm cà phê, nhưng năm 2020 và sau đó có nhiều triển vọng hơn với sản lượng tăng. Nông dân, sau khi giá xuất khẩu giảm, đã quyết định giữ lại kho vì họ kỳ vọng giá xuất khẩu sẽ cao hơn trong những năm tới. Việt Nam vẫn luôn là nước nằm trong top đầu xuất khẩu cà phê trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, xu hướng và cách thưởng thức cà phê của người Việt đã thay đổi rất nhiều,từ cà phê pha Phin sang cà phê pha Máy. Nhịp sống đô thị nhanh và vội vã nên yếu tố Nhanh chóng – Tiện lợi – Giá thành của cà phê pha máy đã chiếm ưu thế và chiếm thị phần lớn trong bức tranh cà phê tại Việt Nam. Giờ đây, khi đến Việt Nam, bạn không cần phải vào Starbuck xếp hàng để mua một ly espresso, mà bạn có thể mua nó ngay cạnh vỉa hè từ những quầy cà phê take-away rất dễ dàng và nhanh chóng.

Bạn có thể phân biệt được sự khác nhau của Arabica và Robusta thông qua những yếu tố như điều kiện trồng, hình dáng hạt, hàm lượng caffeine, hương thơm và mùi vị.

Cây cà phê Arabica (cà phê chè) có dạng cây bụi to với lá hình bầu dục, màu xanh thẫm, trái có hình oval đặc trưng. Mỗi trái cà phê Arabica chỉ có thể chứa một hạt được gọi là peaberry. Cây cà phê Arabica khi trồng thường dễ bị sâu bệnh hơn giống Robusta.

Cây cà phê Robusta (cà phê vối) lại có hình dạng cây bụi hoặc cây nhỏ. Hệ thống rễ của cây nông nhưng lại có sức sống rất mạnh mẽ. Trái cà phê có hạt hơi tròn và chứa hai hạt hình bầu dục và trông nhỏ hơn hạt Arabica.

Cây cà phê Arabica là một loại cây khó tính và khá nhạy cảm với khí hậu, nó đòi hỏi nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm phải đúng tiêu chuẩn mới cho thu hoạch cao. Trong khi đó, cây cà phê Robusta, hay còn gọi là cà phê vối lại có thể thích ứng với nhiều loại điều kiện môi trường khác nhau.

Các cây bụi cà phê Arabica thường có chiều cao từ 2,5 - 4,5m, đòi hỏi nhiệt độ từ 15⁰ - 24⁰C và lượng mưa hàng năm khoảng 1200 - 2200 mm/năm. Trong khi Robusta mọc cao từ 4,5 - 6,5m, đòi hỏi phải có một nhiệt độ cao hơn 18⁰ - 36⁰C và lượng mưa nhiều hơn một chút (2200 - 3000 mm/năm). Arabica thường cũng mang lại sản lượng thấp hơn so với Robusta.

Hiện nay, cà phê Arabica được trồng nhiều ở châu Mỹ La Tinh, Trung và Đông Phi, Ấn Độ và một số vùng tại Indonesia. Brazil và Colombia là hai quốc gia xuất khẩu hạt cà phê Arabica chủ lực trên thế giới hiện nay. Với khoảng 70% tổng sản lượng cà phê trên thế giới.

Hạt cà phê Arabica có hình dáng dài (elip), rãnh ở giữa hạt hay có hình lượn sóng. Trong khi đó hạt cà phê Robusta nhỏ hơn và hơi tròn, rãnh giữa thường có đường thẳng.

Hạt cà phê Arabica có hàm lượng caffeine khoảng 0.9 - 1.7%, trong khi hàm lượng này ở hạt Robusta rất cao: 2.5%. Người nước ngoài rất ưa chuộng hạt cà phê Arabica, đặc biệt là các nước phương Tây.

Về hàm lượng chất béo, đường: Arabica chứa hơn 60% là chất béo và gần như gấp đôi lượng đường so với Robusta. Yếu tố này chính là tác nhân lớn ảnh hưởng đến sự khác biệt về hương vị của hai loại cà phê.

Hạt cà phê Arabica có vị chua, tuy nhiên vị của cà phê Arabica không chua hẳn mà khi nuốt vào sẽ có vị đắng, đó gọi là hậu vị của cà phê. Đặc biệt Arabica sau khi pha chế có mùi hương rất quyến rũ. Đây là loại cà phê rất được yêu thích ở Châu Âu với các món đặc trưng như: Espresso, Cappuccino, Latte, ...

Cà phê Robusta có vị đắng đặc trưng, hương thơm nhẹ hơn Arabica.

Khi rang cùng nhau ở cùng nhiệt độ, Robusta luôn có màu đậm hơn Arabica và to hơn một ít so với ban đầu rang xay.

BNEWS Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/12). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng 0,39% lên 2.221 điểm. Đáng chú ý, trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá mặt hàng cà phê Arabica tiếp tục chinh phục kỷ lục lịch sử khi tiến sát mốc 7.400 USD.

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp chứng kiến phân hóa sắc xanh và đỏ. Đáng chú ý, giá hai mặt hàng cà phê cùng biến động mạnh, khởi sắc so với mức tham chiếu.

Trong đó, giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn. Giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp sau khi nhích thêm 0,62% trong phiên hôm qua. Lo ngại về nguồn cung tại Brazil giữ nhịp tăng giá bất chấp áp lực chốt lời.

Volcafe hạ dự báo sản lượng cà phê Arabica Brazil niên vụ 2025 - 2026 xuống còn 34,4 triệu bao, giảm khoảng 11 triệu bao so với ước tính tháng 9 sau khi khảo sát thực tế cho thấy mức độ nghiêm trọng của đợt hạn hán kéo dài. Đồng thời, Volcafe dự báo thâm hụt cà phê Arabica toàn cầu năm 2025 - 2026 ở mức 8,5 triệu bao, cao hơn mức thâm hụt 5,5 triệu bao của niên vụ 2024 - 2025 và là năm thâm hụt thứ 5 liên tiếp.

Lo ngại về triển vọng nguồn cung cà phê niên vụ 2025 - 2026 của Brazil tiếp tục gia tăng khi lượng mưa duy trì dưới mức trung bình lịch sử. Somar Meteorologia báo cáo lượng mưa tại Minas Gerais, bang trồng cà phê Arabica lớn nhất Brazil trong tuần trước chỉ đạt 60,9 mm, bằng 91% lượng mưa trung bình trong lịch sử.

Dù vậy, Brazil cùng các quốc gia sản xuất lớn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sau thu hoạch niên vụ 2024 - 2025, góp phần bổ sung nguồn cung cho thị trường trong ngắn hạn và tạo áp lực lên giá. Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE) công bố trong tháng 11, quốc gia Nam Mỹ này đã xuất khẩu 4,66 triệu bao cà phê loại 60 kg, tăng 5,4% so với cùng tháng năm 2023. Tính chung 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Brazil đã đạt kỷ lục gần 46,4 triệu bao, vượt 3,78% so với mức cao nhất ghi nhận năm 2020 và tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trước đó, Chính phủ Brazil công bố trong tháng 11, nước này xuất khẩu hơn 285.000 tấn cà phê nhân, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024 - 2025 của Việt Nam đạt 30,1 triệu bao loại 60 kg, tăng 1,1 triệu bao so với dự đoán của USDA trụ sở tại Mỹ và cao hơn 2,6 triệu bao so với niên vụ 2023 - 2024. Sản lượng tăng kéo theo xuất khẩu dự kiến đạt 26,9 triệu bao, tăng 380.000 bao so với dự báo ban đầu của USDA và cao hơn 2,52 triệu bao so với vụ 2023 - 2024.

Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (11/12) dao động quanh mức 124.200 - 124.700 đồng/kg, tăng 700 - 1.200 đồng/kg so với hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá cà phê hiện đã tăng gấp đôi.

CÀ PHÊ ARABICA NGUYÊN CHẤT RANG MỘC

Cà phê Arabica nguyên chất rang mộc có vị chua nhẹ xen lẫn với vị đắng dịu, màu nước nâu nhạt, trong trẻo của hổ phách. Cà phê Arabica nguyên chất rang mộc phảng phất hương si-rô ngọt, hương trà, hòa quyện rất nhẹ hương mật ong, và cà mùi bánh mì nướng, mùi của cánh đồng rơm buổi trưa hè...  Ở VN, cà phê Arabica thường được phối trộn với Robusta hoặc cà phê bột để tăng hương thơm cho cà phê.

Mùi hương của cà phê Arabica nguyên chất rất thanh tao, quí phái ..

Cà phê Arabica nguyên chất rang mộc có hương vị rất tuyệt vời. Với đặc tính hương mạnh, đắng nhẹ, và chua thanh, cà phê Arabica nguyên chất khi được phối một lượng vừa phải với các dòng khác sẽ cho ra sản phẩm hương vị hài hòa, sáng tạo và khác biệt. Dòng sản phẩm cà phê Arabica nguyên chất rang mộc là dòng cà phê xuất khẩu mạnh nhất tại Buôn Mê. Cà phê Arabica nguyên chất rang mộc thường được xuất qua các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia,... và hầu hết các nước châu Âu.

Nhẹ nhàng và thơm ngát là đặc trưng của dòng cà phê Arabica nguyên chất rang mộc

Cà phê Arabica nguyên chất rang mộc được đóng gói trong bao bì nhôm thực phẩm, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Thưởng thức dòng sản phẩm cà phê Arabica rang mộc bạn sẽ thêm trải nghiệm mới về tính phong phú, mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong thế giới cà phê mà bạn còn phải khám phá rất nhiều...

Thông tin đặt hàng: CÀ PHÊ ARABICA NGUYÊN CHẤT RANG MỘC

Loại                         : Nguyên hạt (Whole Bean)/ xay sẵn (Powder)

Xuất xứ                    : Cầu Đất - Đà Lạt

Giá                          : 250.000đ/kg.

Đóng kiện                : 20 gói (5kg) hoặc 40 gói (10kg)/1 thùng carton.

--------------------------------------------------------------------------

CUNG CẤP CÀ PHÊ HẠT RANG XAY CHẤT LƯỢNG CAO

Buôn Mê Coffee: 35/4A Ao Đôi, Q. Bình Tân, TP.HCM