Pakistan là một trong các "đế chế" xoài của thế giới, đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu xoài. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, ngành công nghiệp chế biến xoài tại Pakistan đã phát triển từ lâu với sự tham gia đầu tư của các thương hiệu nước trái cây hàng đầu thế giới như Nestle. Với bốn vùng khí hậu trải dài từ Bắc xuống Nam, Pakistan không chỉ là đế chế xoài mà còn có nhiều loại trái cây phong phú có sản lượng thương mại cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến như: táo, nho, đào, lựu, ổi .v.v. Vì vậy, Pakistan cũng là nước xuất khẩu trái cây lớn, đứng thứ 25 trên thế giới.
Phải ổn định về nguồn cung, giá bán
Cũng theo ông Tạ Đức Minh, sau nhiều năm xuất khẩu, đến nay nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đã biết đến xoài Cát Chu của Việt Nam. Đây là loại xoài thơm, vỏ từ xanh sang vàng, hình dáng giống như giọt lệ và có độ đường cao, được người Nhật Bản thích ăn.
Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu xoài tươi sang Nhật Bản khi thị trường này chỉ chấp nhận nhập khẩu giống xoài Cát Chu và có thể mở rộng thị phần nếu tương lai Việt Nam có thể đàm phán để mở rộng xuất khẩu thêm các giống xoài khác.
Qua nghiên cứu thị trường và trực tiếp trao đổi với các đối tác nhập khẩu, người tiêu dùng Nhật Bản thích loại trái cây tươi không quá nặng mùi, mùi không quá thơm. Họ thích quả xoài mùi hương nhẹ, quả xoài một phần vỏ má hồng đỏ, phần còn lại là màu xanh. Ở Việt Nam đang có loại xoài E2R2 - xoài giống Úc rất phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản.
"Do thị trường Nhật Bản có yêu cầu tiêu chuẩn cao, sản phẩm khó vào thị trường ngay lập tức nhưng nếu vào được thì có chỗ đứng lâu dài. Người tiêu dùng Nhật Bản luôn có sự nhạy cảm cao nếu liên tục thay đổi mức giá bán của sản phẩm. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn mong muốn có sự ổn định về giá cả, nguồn cung từ các đối tác xuất khẩu Việt Nam", ông Minh nói.
Ông Tạ Đức Minh cũng cho rằng, quả xoài Việt Nam đã thâm nhập vào Nhật Bản, nhưng để giữ được thị trường lâu dài, bền vững là việc không đơn giản. Nhật Bản có tiêu chuẩn cao đối với chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì bất kỳ lý do gì, chỉ cần một lô hàng không tươi ngon, không đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư chất bảo vệ thực vật... thì phía Nhật Bản sẽ tiến hành siết chặt, kiểm tra gắt gao, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí, thời gian không mong muốn, ảnh hưởng đến xuất khẩu chung của cả ngành.
"Các doanh nghiệp cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để kiểm soát chặt chẽ chất lượng và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo trái cây phải tươi ngon, giữ được chất lượng, thương hiệu và giữ được thị trường", ông Minh khuyến cáo.
Chứng nhận của nhà sản xuất và cung cấp xoài sấy dẻo xuất khẩu we’natur
Với nhà máy được xây dựng theo tiêu chuẩn ISO - HACCP 22000:2018, đủ điều kiện Vệ sinh An toàn Thực phẩm và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nhà sản xuất và cung cấp xoài sấy dẻo xuất khẩu we’natur cam kết mang đến cho người tiêu dùng với các dòng sản phẩm Chất lượng - Sạch - An toàn và Dinh dưỡng.
Sản phẩm đang được bày bán tại nhiều hệ thống siêu thị trên toàn quốc
Sản phẩm của we’natur hiện có mặt trên hầu hết các hệ thống siêu thị toàn quốc như Winmart, Top Market, Emart, Annam Gourmet, Nam An, Satrafood, Citimart, Lanchi... Ngoài ra sản phẩm cũng đã được xuất khẩu đi nhiều nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Malaysia, Singapore,…
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ Hotline: 0976 610 761 - Email: [email protected]
Số 43 đường D, khu đô thị lakeview, phường An Phú, TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết từ năm 2015, Nhật Bản cho phép nhập khẩu xoài tươi của Việt Nam nhưng đến nay sản lượng vẫn ở mức khiêm tốn.
Quả xoài tươi Việt Nam vẫn có tiềm năng lớn để vào thị trường Nhật Bản
Theo Hải quan Nhật Bản, xoài được nhập khẩu vào nước này có xuất xứ từ Mexico, Peru, Pakistan, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam với sản lượng năm 2022 là hơn 7.611 tấn. Trong đó, Việt Nam 843 tấn, Thái Lan 910 tấn, Pakistan 144 tấn, Mexico 3.747 tấn, Peru 1.342 tấn... Giá xoài Việt Nam xuất sang Nhật Bản là 370 yen/kg, Thái Lan 765 yen/kg, Pakistan 785 yen/kg, Mexico 457 yen/kg; Peru 472 yen/kg.
Ông Minh cho hay, quả xoài được người tiêu dùng Nhật Bản biết đến là loại trái cây có nhiều chất beta carotene tác dụng chống lão hóa cơ thể, mang lại vẻ đẹp cho làn da của nữ giới. Gần đây tại Nhật Bản có trào lưu ăn xoài "Mango Boom" và nhu cầu tiêu dùng quả xoài tăng lên nhiều.
Nhưng thời gian gần đây, các nước xuất khẩu xoài có sản lượng giảm sút, giá xoài nhập khẩu bị đẩy lên cao làm cho loại trái cây ưa thích của người Nhật Bản lại trở nên khó tiếp cận hơn trong bữa ăn hàng ngày.
Infographic: Xuất khẩu tôm của Việt Nam tháng 1/2024
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 1/2024 đạt 242 triệu USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoại trừ việc năm 2023 Tết Nguyên đán rơi vào tháng 1, nếu so sánh với cùng kỳ những năm trước đó, doanh số XK tôm tháng 1/2024 vẫn là một tín hiệu tích cực khởi đầu cho XK tôm năm 2024.
Với các FTA song phương và đa phương đang thực thi, các loại nông sản của Việt Nam, trong đó có quả xoài, đang rộng đường sang Hàn Quốc.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 3 cho Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2022, đạt 1,7 nghìn tấn, trị giá 7,4 triệu USD, tăng 19,1% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá xoài nhập khẩu bình quân từ Việt Nam đạt 4.232,3 USD/tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Dẫn số liệu thống kê từ Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), việc nhập khẩu xoài (HS 08045020) của Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2022 đạt 22 nghìn tấn, trị giá 95,3 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 8,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá xoài nhập khẩu bình quân vào Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2022 đạt 4.326,2 USD/tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021.
Thái Lan và Peru là 2 thị trường cung cấp quả xoài lớn nhất cho Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2022, lượng nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm 81,2% tổng lượng xoài nhập khẩu. Tuy nhiên, Hàn Quốc giảm nhập khẩu xoài từ thị trường Thái Lan và tăng mạnh nhập khẩu từ thị trường Peru.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Hàn Quốc là thị trường có dung lượng nhập khẩu trái cây tươi lớn, giá trị hơn 1,6 tỷ USD/năm và đang tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, trái cây tươi của Việt Nam mới chiếm thị phần rất khiêm tốn tại thị trường này.
Hàn Quốc là thị trường rất giàu sức mua với thu nhập bình quân đầu người trên 30 nghìn USD/năm, kim ngạch nhập khẩu khoảng 700 tỷ USD/năm. Do đó, dư địa cho các sản phẩm xuất khẩu, nhất là trái cây, trong đó có xoài của Việt Nam, sang thị trường Hàn Quốc còn rất lớn.
Hơn nữa, đây là một trong số ít quốc gia đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với Việt Nam. Với các FTA đang thực thi, các loại nông sản cao cấp của Việt Nam như gạo thơm, gạo lứt, trái cây tươi, hàng thủy sản cũng rộng đường sang Hàn Quốc.
Hai nước đã cùng tham gia các FTA như FTA giữa ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA); FTA giữa Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Ngoài ra, VKFTA có hiệu lực từ ngày 20/12/2015 đã mang lại những cơ hội đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam.
Thống kê cho thấy, sau hơn 6 năm thực thi VKFTA, thương mại hai chiều Việt Nam-Hàn Quốc liên tục tăng trưởng mạnh. Quy mô thương mại song phương năm 2021 đạt 78,2 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2015 (đạt 36,5 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2021 đạt 21,9 tỷ USD, tăng 2,4 lần so với mức 8,9 tỷ USD vào năm 2015.
Riêng 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 22,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu duy trì tốc độ này, nhiều khả năng hai nước có thể hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại 100 tỷ USD vào cuối năm 2023.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO thuộc Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết, RCEP là FTA mới nhất được đưa vào thực thi từ đầu năm 2022, tạo thêm cho doanh nghiệp lựa chọn để có ưu đãi tốt nhất khi xuất khẩu.
“Thủ tục hải quan được tạo thuận lợi đáng kể khi thực thi RCEP giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, thời gian, nhân lực”, bà Trang nói.
Quan trọng hơn, chất lượng thực thi các FTA với Hàn Quốc thể hiện ở tỷ lệ hưởng ưu đãi thuế quan cũng nổi trội hơn nhiều thị trường có FTA khác.
Các chuyên gia nhận định, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của hai nước có tính bổ sung, ít có sự cạnh tranh trực tiếp. Kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc còn nhiều dư địa tăng trưởng, nhưng áp lực rút ngắn thâm hụt thương mại với thị trường này cũng ngày càng lớn hơn, khi các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tiếp tục nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ việc đầu tư mở rộng và sản xuất hàng xuất khẩu.
Để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, các chuyên gia thương mại khuyến cáo, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm. Đây là yếu tố cốt lõi để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp, chủ động vận hành theo cơ chế thị trường; liên kết và có giải pháp tham gia vào chuỗi sản xuất, mạng phân phối của doanh nghiệp Hàn Quốc. Việc này nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng thế mạnh về thị trường, thương hiệu cũng như kinh nghiệm phát triển trong cạnh tranh.
Các chuyên gia nhận định, thị trường Hàn Quốc rất tiềm năng, khá phù hợp với đầu ra cho nông sản Việt Nam nhưng yêu cầu tiêu chuẩn đối với sản phẩm rất cao, ngang với tiêu chuẩn chất lượng thị trường Nhật Bản. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều, giá cả ổn định.
Ngoài ra, cần chú ý cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm vì hàng của Việt Nam chưa đa dạng và bắt mắt, chưa bằng của Thái Lan, Philippines.
Bên cạnh đó, cần có các yếu tố bổ trợ như ổn định trong sản xuất, an toàn chế biến lưu thông và chữ tín để giữ đơn hàng lâu dài.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, 8 tấn xoài đầu tiên xuất sang thị trường Mỹ là xoài cát Hòa Lộc, cát chu, tượng da xanh. Toàn bộ số xoài trên do công ty thu mua từ Hợp tác xã xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Toàn bộ số xoài được lựa chọn kỹ lưỡng, đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Đây là những trái xoài tươi đã được xử lý, đóng gói và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) cấp mã số phục vụ quản lý và truy xuất nguồn gốc. Mỗi lô hàng trước khi xuất được xử lý chiếu xạ, được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Xoài xuất khẩu sang Mỹ không chỉ đảm bảo về chất lượng, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật mà còn đạt chuẩn về kích cỡ. Xoài tượng da xanh, trái phải nặng trên 700 gram, xoài cát chu từ 300 gram, còn xoài cát Hòa Lộc chỉ lấy trái trên 400 gram. Xoài của Việt Nam có chất lượng ngọt, thơm ngon.
Hiện Công TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu quản lý vùng trồng xoài hơn 175 ha, đã được cấp mã code. Công ty đã liên kết 2 hợp tác xã xoài Mỹ Xương với diện tích 81 ha và Hợp tác xã xoài 3 màu Bình Phước Xuân là 70 ha và nhiều hợp tác xã trồng xoài ở các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre… để có nguồn xoài tươi nguyên trái xuất khẩu.
Ảnh: Xoài được xuất sang thị trường Mỹ
Công ty cam kết đầu tư phát triển ổn định, hiệu quả và cải thiện thị trường, phát triển bền vững xuất khẩu cho trái xoài.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, diện tích trồng xoài ở tỉnh Đồng Tháp hơn 9.650 ha với sản lượng gần 127.000 tấn, đứng đầu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu “Xoài Cát Chu Cao Lãnh và Xoài Cao Lãnh”; hiện nay đã có 301 ha được cấp mã vùng trồng xoài. Toàn tỉnh có 181 ha xoài chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP; 43 ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và 17 ha chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm qua đó góp phần vào việc xuất khẩu xoài của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Nhà sản xuất và cung cấp xoài sấy dẻo xuất khẩuwe’natur là thương hiệu đại diện thuộc Công ty TNHH Đầu Tư Đỉnh Nam, đơn vị gia công, sản xuất trực tiếp, phân phối đến các hệ thống các chuỗi siêu thị lớn trên toàn quốc, đồng thời cũng chuyên cung cấp sỉ & lẻ trong nước và xuất khẩu số lượng lớn thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên qua thị trường quốc tế.
Trái xoài - Vua của các loại trái cây
Trái xoài vốn rất quen thuộc với các nước châu Á, đặc biệt ở Việt Nam hình ảnh những trái xoài chín vàng ươm mát mắt cũng vô cùng gần gũi với mọi người bất kể nông thôn hay thành thị.
Dường như trái Xoài trở nên phổ biến & những năm gần đây việc sản xuất chế biến ngày càng cao giúp tạo nên các sản phẩm đa dạng hơn từ Xoài như Xoài sấy dẻo, Xoài sấy giòn, bánh xoài… cũng nhờ việc sản xuất phát triển mà hiện nay Xoài sấy dẻo đã trở nên nổi tiếng & được sự quan tâm đón nhận của rất nhiều quốc gia khác...