Cách Đi Tàu Điện Ở Tokyo

Cách Đi Tàu Điện Ở Tokyo

Tàu điện là phương tiện đi lại phổ biến nhất và tiện lợi nhất ở Tokyo, Nhật Bản. Tuy nhiên với nhiều du khách chưa đi tàu điện bao giờ hoặc đã đi ở các nước khác nhưng chưa bao giờ đi tàu điện ở Nhật thì chắc chắn sẽ gặp không ít những rắc rối.

Cách mua vé trực tiếp tại trạm (khi bạn không có thẻ IC)

Ở các trạm tàu điện ngầm thường có các máy bán vé tự động. Bạn tìm một chiếc máy như vậy. Thông thường, khu vực gần cửa soát vé sẽ có các máy đó. Trong các máy bán vé tự động, đừng vội chọn máy nào cũng được.

Bạn cần tìm mua vé ở chiếc máy có khung màu đỏ và có hàng chữ きっぷ. Đó là máy bán vé tàu tự động. Nếu bạn thấy chiếc máy có hàng chữ チャージ専用 bên trái, thì đó là máy nạp tiền vào tài khoản dùng thẻ IC.

Màn hình máy là loại cảm ứng nên bạn chú ý đọc từng dòng chữ để chọn cho đúng nút. Bạn nhấn nút きっぷ là chọn mua vé. Chiếc máy có ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật dành cho các du khách không biết tiếng. Nếu bạn không tự tin với tiếng Nhật, thì đừng chọn ngôn ngữ này. Còn nếu bạn đủ tự tin đọc hiểu hết các dòng chữ trên màn hình, thì cứ dùng tiếng Nhật thoải mái.

Khi bạn đã nhấn nút きっぷ , màn hình sẽ hiện ra nhiều mức giá cho bạn chọn. Bạn nên kiểm tra giá vé trên bản đồ tuyến đường trước khi nhấn vào nút số tiền. Bản đồ thường được dán phía trên của chiếc máy bán vé tự động.

Khi đã tìm đúng giá vé cho chuyến bạn cần đi, thì hãy bỏ tiền vào khe của máy. Máy sẽ tự động trả vé. Nếu bạn đưa tiền nhiều hơn giá vé, thì máy cũng tự động trả lại tiền thừa. Đó là thanh toán bằng tiền mặt. Còn thanh toán bằng thẻ tín dụng thì sao nhỉ? Bạn hãy đến quầy trực của các nhân viên để hỏi.

Thẻ IC là thẻ được dùng để sử dụng cho các chuyến đi tàu điện ngầm. Tùy theo khu vực địa lý, thẻ IC có tên gọi khác nhau. Người dân Tokyo gọi thẻ IC là PASMO và Suica. Người dân ở Kansai thì gọi là ICOCA.

Thẻ IC không chỉ để thanh toán cho các lần đi phương tiện giao thông công cộng mà còn để thanh toán ở các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi. Nếu bắt gặp chiếc máy bán hàng tự động trên phố, thì bạn cũng vẫn dùng thẻ IC này được nhé. Mua thẻ này ở đâu? Tìm ở các quầy và máy bán vé tự động. Đầu tiên, bạn cần đặt cọc ¥500 (giá tính ở thời điểm mua thẻ).

Bạn muốn mua thẻ IC hoặc nạp thêm tiền vào thẻ này? Đến trạm tàu điện ngầm, bạn nạp tiền vào nhé. Thông thường, chiếc máy có khung màu xanh là giành cho chuyện nạp tiền vào thẻ IC. Bạn cũng có thể dùng chiếc máy có khung đỏ.

Vì tùy theo trạm tàu là mới hay cũ, các chiếc máy này cũng có loại cũ và loại mới. Các máy đời cũ thường có khe bắt buộc là nhét thẻ. Các máy mới thì bạn chỉ cần đặt vào khe. Không nên di chuyển thẻ sau khi đã đặt hoặc nhét thẻ vào đúng nơi quy định. Chỉ nên rút thẻ ra khỏi chỗ đó sau khi bạn đã hoàn tất quá trình nạp tiền.

Khi bạn đặt thẻ vào đúng nơi quy định, màn hình sẽ tự động hiển thị các con số cho bạn chọn. Các con số đó là số tiền để nạp vào thẻ. Nếu không nhớ số dư có trong thẻ, thì bạn nhấn nút kiểm tra số dư trước. Còn nếu đã nhớ thì bạn chỉ cần tính số tiền cần nạp vào. Sau khi chọn số tiền cần nạp, bạn để tiền vào máy. Một số chiếc máy tính phí giao dịch là ¥10.

Bản đồ tàu điện ngầm Nhật Bản ở Tokyo

Bản đồ tàu điện ngầm Tokyo được đặt tại các sân ga hay ngay tại khách sạn của bạn nên hãy luôn cầm theo một tấm để có thể hỏi người dân nếu có thắc mắc hay khó khăn nào đó nhé.

Các trạm tàu điện ngầm Nhật Bản nói chung và tàu điện ngầm Tokyo nói riêng sẽ được đánh dấu bằng kí hiệu với tên trạm bằng tiếng Anh và các màu sắc khác nhau nên chỉ cần tìm theo các dấu hiệu là du khách sẽ tìm được biểu tượng và màu của tuyến đường tàu mình muốn đi.

Có 2 cách để tìm được trạm/ tuyến xe mà bạn sẽ đi: sử dụng tên trạm bằng tiếng Anh hoặc tìm chữ cái đại diện cho tuyến đường và mã số xác định vị trí nhà ga trên tuyến đường mà tàu điện đi qua.

Các tàu nội địa (Kakueki-teisha và Futsu-densha)

Tàu này dừng ở tất cả các ga. Tùy theo địa điểm, các tàu này sẽ đi nhanh hoặc chậm. Người dùng sẽ cảm thấy thuận tiện khi di chuyển. Các tàu này thường di chuyển quanh các thành phố.

Những điều cần lưu ý khi đi tàu điện ngầm ở Quảng Châu

Khi đến Quảng Châu và đi tàu điện ngầm, có một số lưu ý bạn nên bỏ túi để không bị lạc giữa Quảng Châu.

Có 3 loại vé tàu điện ngầm dưới đây :

Muốn mua được vé, bạn phải tìm được máy bán vé, chọn tiếng anh, chọn tuyến muốn đi, điểm đến, số người di chuyển và cho tiền xu hoặc tiền giấy để lấy vé (và tiền thừa nếu có). Mấy báo không nhận tiền có thể do máy hư hoặc hết vé, bạn nên tìm máy khác để mua vé.

Máy mua vé tàu điện ngầm Quảng Châu

Vé đi tàu điện ngầm Quảng Châu là xu nhựa có 2 mặt, bạn phải đặt mặt có chữ vào bảng từ kiểm soát để mở cửa, giữ vé lại để nhét vào khe cửa kiểm soát khi đi ra.

Xu đi tàu điện và hướng dẫn các điểm đến trên tàu

Nếu ra sai cửa, cửa không mở, hành khách buộc phải liên hệ với nhân viên kiểm soát hoặc mua lại vé mới để ra ngoài.

Cổng soát vé tàu điện ngầm Quảng Châu

Bạn bắt buộc phải xếp hàng cả khi mua vé và khi lên tàu, không được chen hàng hay xô đẩy. Đây là một nét văn hóa tuy bạn chưa từng nghe ở những quốc gia như Trung Quốc nhưng hãy tập làm quen vì ở nếu bạn chen lấn, mọi người sẽ đánh giá không tốt về bạn.

Đừng mang tiền chẵn mệnh giá lớn mà đi mua vé. Cũng giống như xe buýt Việt Nam, tàu điện ngầm Quảng Châu cũng quy định mua vé bằng hào lẻ. Hãy chuẩn bị sẵn tiền xu và hào lẻ trước khi lên tàu.

Trên đây là những kinh nghiệm cụ thể từ adathang.vn giúp bạn ứng phó được khi di chuyển bằng tàu điện ngầm Quảng Châu. Di chuyển bằng tàu điện ngầm giúp bạn đi đến đúng địa điểm mà không sợ lạc đường khi không biết tiếng bản ngữ. Hi vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho bạn và người thân có một chuyến du lịch vui vẻ và tiết kiệm nhé!

Các tàu tốc hành hạng nặng (Shinkansen)

Là các tàu chạy nối liền mạch giữa các thành phố và các khu dân cư lớn. Thời gian di chuyển luôn đúng với lịch trình. Loại tàu này do hãng JR độc quyền điều hành. Có 2 loại tàu chính: KODAMA (dừng đỗ ở các trạm chính) và HIRAKI (chỉ dừng ở các thành phố lớn của Nhật).

Di chuyển chặng đường dài thì HIRAKI rất thích hợp. Còn nếu bạn chỉ di chuyển ở các quãng đường ngắt quãng, thì chọn KODAMA. Giá vé bán của 2 tàu này cũng thường hết nhanh chóng dù giá không thấp.

Hai loại tàu siêu tốc NOZOMI/ MIZUHO không do IR quản lý. Chúng có tốc độ di chuyển khá nhanh, nhanh hơn cả HIKARI. Nhưng giá cả lại khá cao so với các loại tàu khác.

Tuân thủ lịch chạy của tàu điện ngầm Nhật Bản

Mặc dù chạy với tần suất liên tục, thậm chí mỗi tàu chạy cách nhau 2-3’ nhưng lịch trình tàu điện ngầm Tokyo luôn được tuân thủ nghiêm ngặt, chạy đúng tới từng giây. Vì thế hãy tập thích ứng với việc đến đúng giờ nếu bạn muốn đi tàu điện ngầm tại Nhật, bởi tại đất nước mặt trời mọc, tàu chạy chậm 1s là điều hầu như rất hiếm khi xảy ra.

Các tàu hỏa tốc có giới hạn (Tokkyu)

Là các loại tàu chỉ dừng ở những bến tàu chính. Tàu này cũng khá giống tàu nhanh và tàu hỏa tốc. Tuy nhiên, giá vé của tàu này cao hơn. Các tàu này chỉ di chuyển ở những quãng đường dài.