Gạo Việt Hưng

Gạo Việt Hưng

Bảng giá gạo xuất khẩu sáng ngày 11/12/2024

Mức độ quan tâm gạo ST24, ST25 trên thị trường quốc tế

Gạo ST25 xuất đi châu Âu, Mỹ với giá trên 1.000 đô la Mỹ/tấn. Trong ảnh là “cha đẻ” gạo ST25 đang giới thiệu sản phẩm. Ảnh: Trung Chánh

Không chỉ thu hút thị trường trong nước, gạo thơm Việt Nam ST24, ST25 còn được báo thesaigontimes (KTSG Online) đã chia sẻ vào ngày 27/05/2022 như sau:

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao, cho biết đơn vị này xuất khẩu gạo ST24 đi thị trường châu Âu với giá trên dưới 1.000 đô la Mỹ/tấn; kể cả ST25 cũng có giá này.

Theo ông Bình, gạo ST24 và ST25 có hương vị rất ngon, chất lượng tốt, nhưng để chinh phục được thị trường thì phải sản xuất an toàn, tức không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thậm chí, theo ông Bình, gạo ST24 và ST25 nếu đạt chứng nhận hữu cơ thì có thể bán lên đến 2.000 đô la Mỹ/tấn.

Với thị trường Mỹ, hiện có nhiều doanh nghiệp trong nước đã xuất bán gạo ST25 và được người tiêu dùng Việt Nam ở Mỹ ưa thích. Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ST25 vào Mỹ cho biết, thông qua nhà phân phối Đông Phương, mới đây đơn vị này đã xuất khẩu một lô gạo ST25 vào Mỹ với giá trên 1.000 đô la Mỹ/tấn. Theo vị này, gạo ST25 xuất sang Mỹ chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam tại đây.

Gạo ST25 của Việt Nam là loại gạo đã đạt giải nhất cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2019 tại hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 11 diễn ra ở Manila (Philippines). Đây cũng là lần đầu tiên một giống gạo của Việt Nam đã vượt qua nhiều giống gạo của Thái Lan, Campuchia… để giành giải nhất cuộc thi này.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 3-2022, tổng các loại gạo Việt Nam đã xuất khẩu vào Mỹ đạt 3.181 tấn với trị giá 2,61 triệu đô la Mỹ, tức giá xuất khẩu bình quân đạt trên 822 đô la Mỹ/tấn. Luỹ kế, quí đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu vào Mỹ 7.787 tấn gạo với trị giá 6,24 triệu đô la Mỹ, tức giá xuất khẩu bình quân đạt trên 802 đô la Mỹ/tấn.

Cũng theo thống kê của Tổng cục hải quan, tổng lượng gạo xuất khẩu trong tháng 4-2022 đạt gần 556.000 tấn với trị giá 276 triệu đô la Mỹ, tăng 4,6% về lượng và 4,9% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 4, xuất khẩu gạo đạt 2,06 triệu tấn với trị giá trên 1 tỉ đô la Mỹ, tăng 4,8% về lượng, nhưng giảm 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Bốn tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo chủ yếu sang các thị trường gồm Philippines đạt 916.000 tấn, tăng 28,3% so với cùng kỳ; sang Trung Quốc đạt 297.000 tấn, giảm 19,6%; Bờ Biển Ngà đạt 213.000 tấn, tăng 65% so với cùng kỳ…

Qua thông tin số liệu từ báo, ta có thể nhận thấy rõ sức hút lớn đến từ dòng gạo ST24, ST25 ông Cua  - gạo thơm thượng hạng Sóc Trăng. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam, danh tiếng cũng như chất lượng mà gạo ST25 mang lại thì sản phẩm này đang bị làm giả rất nhiều. Bao bì mẫu mã làm gần như là giống với sảm phẩm chính hãng, tuy nhiên về chất lượng thì giảm xuống đáng kể. Để tránh tình trạng này, người tiêu dùng nên tìm đến những nơi bán hàng chính gốc, chất lượng và có mức giá niêm yết cụ thể.

Gạo ST25, ST24 - đặc sản gạo thơm Việt Nam

Trong văn hoá người Việt Nam, lúa gạo được xem là nguồn lương thực chính và là biểu tượng trong mỗi bữa ăn của người dân nước ta. Năm 2019, gạo Việt danh dự nhận được danh hiệu GẠO NGON NHẤT THẾ GIỚI tại Manila và vang danh trên thị trường quốc tế. Đây là danh xưng đầy tự hào dành cho gạo ST25 - do nhóm tác giả kỹ sư Hồ Quang Cua, tiến sĩ Trần Tấn Phương và thạc sĩ Trần Thị Thu Hương nghiên cứu và lai tạo.

Gạo ST24, ST25 là loại gạo thơm đặc sản Sóc Trăng. Đây là kết quả nghiên cứu suốt 20 năm trời của kỹ sư Hồ Quang Cua.  Giống ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm lừng danh với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng "thượng hạng". Từ việc tuyển chọn hạt giống đến việc gieo trồng đều tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt của quy trình sản xuất gạo Organic để cho ra hạt gạo cao sản sạch và an toàn sức khỏe. Chất lượng của gạo ST25 đã được công nhận trên trường quốc tế khi xuất sắc đạt danh hiệu "Gạo ngon nhất thế giới 2019" và giành giải nhì tại cuộc thi "Gạo ngon nhất thế giới 2020" được tổ chức tại Mỹ, điều này đã khẳng định phẩm cấp thượng hạng của hạt gạo Việt Nam.

Từ Tháng 07/2021, gạo sóc trăng ST25 của kỹ sư Hồ quang Cua được sản xuất và đóng gói với thương hiệu “Gạo Ông Cua” của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí. Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu gạo ST25 của các công ty gạo Việt Nam, nhưng Gạo Ông Cua ST25 là gạo ST25 chính hiệu được trồng và sản xuất ở Sóc Trăng của kỹ sư Hồ Quang Cua.

Cửa hàng bán gạo ST25 ông Cua tại TPHCM

Để tìm và mua được gạo ST25 ông Cua chính hãng, khách hàng nên tới các cửa hàng được doanh nghiệp ông Cua ở Sóc Trăng cấp giấy phép xác nhận để mua đúng gạo ST25 chính gốc, cảm nhận được vị ngon từ gạo ST25 ông Cua.

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM (hay còn gọi là Gạo Phương Nam), địa chỉ phân phối các dòng sản phẩm gạo ST25 ông Cua chính hãng từ nhà máy DNTN Hồ Quang Trí. Giá gạo Phương Nam luôn được niêm yết mức giá rõ ràng và bình ổn, kể cả chi phí vận chuyển tăng cao hay dao động thị trường. Các sản phẩm có thông tin bao bì cẩn thận, hạn sử dụng mới, an toàn cho người tiêu dùng.

CHI NHÁNH GẠO ST25 (GẠO ÔNG CUA) CHÍNH HÃNG DNTN HỒ QUANG TRÍ TẠI TP.HCM

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

3 doanh nghiệp Việt Nam tham gia dự thi với 6 loại gạo, gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí dự thi gạo ST 24, ST25; Tập đoàn Lộc Trời dự thi gạo Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9; Tập đoàn Thái Bình Seed dự thi gạo TBR39, TBR39_1 đã thắng giải cao nhất ở cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Câu chuyện này một lần nữa khơi gợi việc cần thiết xây dựng thương hiệu gạo quốc gia từ những “bàn đạp” hữu ích này.

Ngày 30/8, ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đoàn công tác có buổi làm việc với

về công tác chuẩn bị tổ chức Festival Lúa gạo năm 2023.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tuần qua giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam giữ ổn định ở mức cao 638 USD/tấn, trong khi của Thái Lan là 628 USD/tấn, Pakistan 598 USD/tấn. Ấn Độ vẫn đang duy trì chính sách cấm xuất khẩu gạo tẻ thường khiến thị trường được dự báo sẽ còn gia tăng nguồn cầu thời gian tới.

Sản xuất lúa hè thu là vụ lúa quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng lúa hằng năm của tỉnh Sóc Trăng; cũng là mùa vụ gặp nhiều bất lợi do thời tiết. Để khắc phục tình trạng này, người dân đã chủ động chọn giống lúa và phương pháp canh tác phù hợp nhằm đối phó thiên tai.

Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa giúp giải phóng sức lao động, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất cũng như tổn thất trong và sau thu hoạch, nâng cao thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo.

có tính năng nổi trội về năng suất, chất lượng gạo, nhất là kháng chịu sâu bệnh và cho giá trị kinh tế cao đã được Tập đoàn ThaiBinh Seed (tỉnh Thái Bình) trình diễn, khảo nghiệm trong vụ đông xuân 2022-2023.

Nhiều ngày qua, trên địa bàn Nghệ An liên tục xảy ra nắng nóng gay gắt cùng với lượng mưa trung bình từ đầu năm đến nay thấp thua so với trung bình nhiều năm nên các sông, suối, hồ đập cạn kiệt nước, đã khiến hàng nghìn ha lúa vụ Hè-Thu bị thiếu nước, đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn.

Vài năm gần đây, người nông dân thường xuyên chịu ảnh hưởng hạn, mặn tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre cho nên không ào ạt đào ao nuôi tôm công nghiệp mà phát triển mô hình lúa-tôm thích ứng biến đổi khí hậu. Thực tế cho thấy, mô hình sản xuất “thuận thiên” này lợi nhuận tuy không cao nhưng bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

4 tháng đầu năm 2023 của cả nước đạt 2,95 triệu tấn với kim ngạch 1,56 tỷ USD, tăng 43,6% về khối lượng và tăng 54,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm sản phẩm nông sản chủ lực.

vừa công bố 100 món ăn từ gạo được đánh giá ngon nhất thế giới. 2 đại diện của ẩm thực Việt Nam vinh dự có mặt trong danh sách này là cơm tấm với vị trí thứ 3 và bánh chưng ở vị trí thứ 97.

Thực hiện đơn đặt hàng của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, từ năm 2021, Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon Group) đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công mô hình trồng lúa hữu cơ trên diện rộng.

Quý I, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 1,85 triệu tấn với trị giá 981 triệu USD, tăng 23,4% về lượng và tăng hơn 34% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2022.

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 25/4, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã đến xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang tiếp xúc cử tri 2 xã Tân Phú, Vĩnh Nhuận và thị trấn Vĩnh Bình.

Năm 2018, lễ vinh danh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ nhất, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh 53 người, trong đó có ông Nguyễn Anh Dũng. Với niềm đam mê, say sưa nghiên cứu và nhân rộng những giống lúa phẩm cấp cao, ông đã giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập.

“Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hóa, tự động hóa…” là chủ trương lớn đã được đề ra trong Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chiều 7/4, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì Hội thảo “Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh

Theo Báo cáo “Hướng tới chuyển đổi nông nghiệp xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp” của Ngân hàng Thế giới, nông nghiệp hiện là một nhân tố lớn góp phần vào việc phát thải khí nhà kính ở Việt Nam. Đây là lĩnh vực phát thải cao thứ hai, chiếm khoảng 19% tổng lượng phát thải quốc gia vào năm 2020.

Những năm trước đây, việc tìm lời giải cho “bài toán” làm thế nào để mang lại ấm no cho mọi người dân trên một địa bàn có gần 80% số dân sống bằng nghề nông luôn là nỗi trăn trở của đội ngũ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị. Và câu trả lời là phải hiện đại hóa nông nghiệp, nhưng không phải nông nghiệp truyền thống mà phát triển theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch là bước chuyển đầy khó khăn.

Chiều 3/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố quyết định thành lập Nhóm công tác Đối tác công-tư (PPP) ngành hàng lúa gạo Việt Nam, đồng thời, thảo luận với các đối tác về định hướng chiến lược của nhóm công tác này trong thời gian tới.